NHŨNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NÓI LỜI XIN LỖI (PHẦN 1)

Câu nói xin lỗi thể hiện trách nhiệm dám nhận sai lầm của mình đã gây ra. Nhưng bạn biết không, lời xin lỗi còn hàn gắn mối quan hệ sau khi đã lỡ làm mích lòng ai đó, tạo cơ hội cho minh nhận được sự thứ lỗi và làm lại mọi thứ. Câu xin lỗi đúng nghĩa sẽ bao gồm ba thứ: vị tha, trách nhiệm và sửa chữa. Có thể khi cất lời xin lỗi rất khó, nhưng, nó sẽ giúp bạn kết nối trái tim với mọi người sau một cuộc chiến ngôn ngữ trải qua. Vậy hãy xem những bước đề nói lời xin lỗi đúng cách nhé.


Từ bỏ ý nghĩ “mình không sai”

Điều đầu tiên khi muốn nói một lời xin lỗi chân thành chính là, đừng nghĩ mình “đúng”. Tranh cãi ý kiến về một điều gì đó thường dẫn tới mâu thuẫn, bởi vì ý kiến luôn là thứ chủ quan của một người. Mà mỗi người trên đời sinh ra với hoàn cảnh khác nhau, dẫn đến quan niệm của họ cũng khác nhau. Thậm chí cùng một hoàn cảnh nhưng hai người lại có suy nghĩ hoàn toàn trái ngược. Đừng tranh cãi nếu chỉ vì bạn muốn người kia công nhận mình đúng.
 

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang đi xem phim ưa thích với bạn thân. Bỗng nhiên người đó nói rằng bộ phim này chán quá và bỏ ra ngoài. Thay vì tranh cãi với họ về tính hấp dẫn của bộ phim. Bạn có thể nhân cơ hội này để tìm hiểu xem vì sao người đó cho rằng bộ phim này chán, và nhận ra những thứ họ ghét. Nên nhớ rằng không vì một bộ phim mà đánh mất người bạn thân cả đời của mình.


Sử dụng ngôi thứ nhất “Tôi”

Một trong những lỗi phổ biến khi nói lời xin lỗi là: sử dụng từ “bạn” thay vì “tôi”. Tại sao lại như vậy?
Khi muốn xin lỗi, trước hết phải nhận trách nhiệm cho hành động của mình. Đừng đùn đẩy trách nhiệm cho một ai khác. Tập trung vào những gì bạn đã làm, và tránh những câu nói “có vẻ” như đang đổ lỗi cho một ai khác.
Ví dụ, lỗi mà mọi người thường hay mắc phải là, “Tôi xin lỗi vì đã làm bạn buồn lòng” hay “Tôi xin lỗi đã làm bạn cực nhọc”. Câu xin lỗi không cần nhắc đến cảm giác của người khác, Chỉ cần nhận trách nhiệm của bạn là được. Những từ như “đã làm” sẽ gây cảm giác mình chưa hoàn toàn nhận trách nhiệm, mà đâu đó còn là lỗi của người bên kia.
Thay vào đó, một lời nói khác như, :Xin lỗi tôi đã nói điều không đúng”, “Xin lỗi tôi hành động quá vội vàng” sẽ hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực hơn rất nhiều, và trên hết cho thây bạn hoàn toàn nhận trách nhiệm của mình.



Không cần biện minh cho hành động của mình

Thật ra chúng ta có xu hướng sau khi nói lời xin lỗi thường biện minh hành động đó bằng một lý do “có vẻ hợp lý”. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên khi bạn không muốn mình nhận hoàn toàn trách nhiệm của mình, mà sai lầm đó còn ảnh hưởng bởi yếu tố khác. Ví dụ, có phải người ta thường nói, “Tôi xin lỗi, nhưng trường hợp đó không làm khác được”, “Tôi xin lỗi đã vội vàng, nhưng lúc đó anh A lao lên nên tôi phải lao theo”.
Tuy nhiên, câu biện minh đó dù đúng hay sai cũng góp phần làm câu xin lỗi trở nên tiêu cực và mất ý nghĩa. Bởi vì người nhận câu xin lỗi sẽ thấy rằng,  “Người này xin lỗi cho có chứ đang muốn đổ cho mọt lý do khác”.
tiếp theo, nghethuatsong sẽ nói tiếp những điều cần lưu ý cho lời xin lỗi chân thành của mình nhé.
Minh Phúc
 
 

Bài viết cùng loại

Bình luận