GIÁ TRỊ CỦA LỜI XIN LỖI
Lời xin lỗi của ba mẹ
Những bậc phụ huynh thường nghĩ rằng mình là người lớn, có quyền không phải nhận lỗi với bất kỳ ai. Liệu rằng đây có phải là một điều nên làm. Con trẻ bây giờ có khả năng tiếp thu mọi thứ rất nhanh, nếu không có tấm gương tốt để học tập, chúng sẽ không biết rằng có lỗi phải nhận sai. Khi tiếp xúc với một vài học sinh, có nhiều em đã nói rằng ba mẹ em nhiều khi thất hứa nhưng chưa bao giờ nhận lỗi và nói lời xin lỗi với em.
Có một người con trai giận dỗi với ba của mình bởi ông dành quá nhiều thời gian cho công việc và ít có thời gian chơi với cậu bé. Có một hôm ông đã nói với cậu bé: “ con trai, ba thực sự xin lỗi con vì cứ mải mê theo đuổi sự nghiệp mà không thể ở bên con, nhưng thực sự ba rất yêu con”. Qua nhiều năm, ba và đứa con mới lại ôm nhau, và họ bắt đầu nói chuyện thân mật với nhau. Chúng ta có những lỗi lầm, gây cho người khác những nỗi buồn nhưng đừng biện minh cho những lỗi lầm đó. Khó để nói một lời xin lỗi, nhưng giá trị của lời xin lỗi lại hết sức diệu kỳ.
Giá trị của lời xin lỗi
Biết nói lời xin lỗi chứng tỏ bạn có lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hại.
Hãy nói lời xin lỗi chân thành
Lời xin lỗi có thể làm tan cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm lẫn nhau.
Lời xin lỗi có thể chữa mọi vết thương lòng như một liều thuốc vậy.
Lời xin lỗi mở cánh cửa tha thứ, giúp con người cảm thông với nhau.
Khi áy náy, hối hận do ta xúc phạm với ai đó, nói lời xin lỗi ta sẽ tìm thấy được bình an, thanh thản và thân thiện với mọi người hơn.
Biết lỗi và xin lỗi là dấu hiệu của người khiêm nhường.
Lời xin lỗi có thể kết nối trái tin với trái tim, thành tâm và có nhiều lợi ích trong ứng xử.
Biết nói lời xin lỗi là khi chúng ta nhận ra những sai lầm của mình và chỉnh sửa.
Nói lời xin lỗi giúp sẻ chia và gần gũi hơn trong giao tiếp.
Một lời xin lỗi chân thành có sức mạnh vĩ đại.
Bun (theo tamly.com)
Bài viết cùng loại
- 30 nghệ thuật sống rút ra từ Đắc nhân tâm phần 3
- 30 nghệ thuật sống rút ra từ Đắc nhân tâm phần 2
- 30 nghệ thuật sống từ Đắc nhân tâm phần 1
- Sếp tốt là người khéo léo lợi dụng mâu thuẫn để gắn kết nhân viên
- Nghệ thuật đối đãi tốt với người khác
- Nghệ thuật thu phục lòng người trong Giao Tiếp
- Cơ hội thành công đến từ biết cảm thông cho người khác
- Hiệu ứng tâm lý thú vị tăng thêm lợi thế cho bạn khi giao tiếp
- Bão mạng Thái Lan: Đừng vội phán xét người khi nghe từ một phía!
- Nghệ thuật nói chuyện của người xưa