NHỮNG THÓI QUEN MÀ BẠN CÓ THỂ MẮC PHẢI

1. Quá cẩn trọng trong lời yêu cầu

 

Chúng ta thường khiến câu hỏi trở nên nhẹ nhàng hơn với những từ như "có lẽ", "ước gì" thay cho "tôi cần", "tôi muốn". Hỏi theo thói quen này có thể gây nhầm lẫn giữa lời đề nghị hay gợi ý, vì vậy người nghe dễ tiếp nhận một cách không nghiêm túc lắm.

 

2. Hỏi thay vì nói rõ

 

Đôi khi bạn theo thói quen thay vì hỏi trực tiếp bạn sử dụng những câu hỏi. Như vậy ý đồ của bạn trở nên không rõ ràng làm cho người khác có thể suy nghĩ khác đi.
 


Hãy thay đổi một vài thói quen của bạn


Người khác có thể hiểu đó là một câu trả lời và đưa ra đáp án trái ngược với mong muốn của bạn.

 

3. Miễn cưỡng chấp nhận

 

Nếu gặp phải đáp án mình không mong muốn có người sẽ bỏ cuộc hay chấp nhận cho qua chuyện. Tuy nhiên tự nhận thức của bạn có thể không chính xác. Nếu gặp phải một trường hợp như thế, điều quan trọng là bạn nên nhắc lại yêu cầu của mình và cho ý kiến. Mọi người có thể hoàn toàn thoải mái với một thỏa hiệp lành mạnh.

 
4. Không biết cách điều khiển ngôn ngữ, cử chỉ

 

Bạn có thể nói một cách chính xác rõ ràng và hay, tuy nhiên liệu ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của bạn như mắt, tay, cơ thể,... có nói lên điều gì khác không.

Theo thống kế: chỉ khoảng 23% giá trị lời nói của bạn nằm ở thông điệp. Hơn 70% còn lại nằm trong giọng nói, điệu bộ, ánh mắt và chắc chắn người nghe đang quan sát bạn rất kỹ. Thói quen này của bạn hình thành đã lâu và bạn không thể điều khiển được nó. Những nét biểu hiện trên khuôn mặt, thói quen áy náy, bồn chồn như vặn tay, cắn móng tay sẽ "mách lẻo" rằng điều bạn đang nói không phải là những gì bạn thực sự muốn. 

 

Bun (Theo Làng xitrum)

Bài viết cùng loại

Bình luận