KỸ NĂNG TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Khi bạn nhìn xuống thế giới từ một chiếc trực thăng, bạn có thể thấy nhiều thứ hơn, rộng lớn hơn khi bạn ở trên mặt đất. Tư duy chiến lược cũng giống như bạn nhìn mọi thứ từ trên cao xuống. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, thành công bạn cần phải phát triển kỹ năng này.

Kế hoạch chiến lược là một quá trình giúp cho tầm nhìn tổ chức trở nên thực tế hơn bằng việc phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề và suy nghĩ có phê phán. Đây cũng là một kỹ năng giúp bạn đương đầu với những sự thay đổi, mưởng tượng các khả năng cùng với cơ hội có thể xảy ra.

 

Tư duy chiến lược có tầm nhìn rộng lớn
 
Suy nghĩ chiến lược trong đó đòi hỏi bạn phải mưởng tượng kết quả muốn đạt được cho tổ chức và tập trung vào cách bạn có thể tiến tới tầm nhìn của bạn. Muốn phát triển tầm nhìn rõ ràng cho tổ chức cần có 5 tiêu chuẩn tập trung vào để có được kết quả lý tưởng.
 

Kỹ năng tư duy chiến lược


Có 5 điều kiện cần lưu ý trong  kỹ năng tư duy chiến lược

Tổ chức: Tổ chức liên quan mật thiết với mọi người làm việc cùng với bạn, cấu trúc tổ chức cùng với những nguồn lực cần thiết cho hoạt động. Tổ chức của bạn nó như thế nào?  Bạn cần phối hợp nhân lực, nguồn lực và cấu trúc lại như thế nào để có được kết quả lý tưởng?
 
Sự quan sát: Bằng việc tăng sức mạnh của việc quan sát mọi thứ, bạn sẽ bắt đầu nhận thức tốt hơn có thể động viên mọi người, cách giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận thức cách bạn phân biệt các thay đổi.
 
Quan điểm: Quan điểm đơn giản là các cách nghĩ khác nhau trong mọi việc. Có 4 quan điểm trong tư duy chiến lược cần lưu ý khi thiết lập chiến lược đó là quan điểm môi trường, thị trường, dự án và đánh giá. Quan điểm có thể coi là một công cụ để bạn suy nghĩ về kết quả, xác định các thành phần quan trọng và thích nghi hành động để giành được vị trí lí tưởng.
 
Sức mạnh định hướng: Có thể cho bạn biết kết quả lí tưởng khi kế hoạch thành sự thật. Tầm nhìn và nhiệm vụ cần phải thực hiện của tổ chức bạn là gì? Sức mạnh định hướng thường đặt nền tảng cho những điều bạn muốn mọi người tập trung vào.
 
Sức mạnh định hướng có thể bao gồm các sáng kiến cá nhân và tổ chức, sự tăng cường và gắn kết, các nhân tố chất lượng như tầm nhìn, giá trị, mục tiêu xác định, các nhân tố sản phẩm như nhiệm vụ hoặc chức năng, các nhân tố định lượng như kết quả hoặc kinh nghiệm và các nhân tố khác như sự cam kết, hành động kiên quyết, hiệu quả, sản lượng và giá trị.

 

Gắn kết các nhân tố trong tư duy chiến lược
 
Vị trí lý tưởng: Khi bạn đã xét xong 4 điều kiện trên của quy trình tư duy chiến lược, bạn có thể xác định vị trí lí tưởng của bạn.
 

Phác thảo của bạn về vị trí chiến lược lý tưởng

 
Những điều kiện bạn thấy là cần thiết nếu muốn tổ chức hoạt động có hiệu quả.
 
Vị trí trên thị trường mà tổ chức của bạn bằng mọi cách sẽ tạo dựng
 
Cơ hội hiện tại hoặc tương lai cho tổ chức, các khả năng hoặc kỹ năng cốt lõi cần có trong tổ chức.
 
Các chiến lược, chiến thuật mà bạn sẽ sử dụng để gắn kết tất cả mọi thứ lại với nhau.
 
Sau khi đã xác định được 5 điều kiện trên của tư duy chiến lược, bạn sẽ có một bức tranh có tầm nhìn tổng quát, rõ ràng hơn mà bạn có thể thực thi. Một tầm nhìn của bạn tập trung hơn  thì những ý tưởng sẽ xuất hiện mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn. Cùng với đó sẽ thuyết phục người khác dễ dàng hơn và duy trì sự thuyết phục khi gặp phải bất kỳ chướng ngại vật nào trên đường.
 
Tóm lại, trong các lĩnh vực trong đời sống, bạn có thể áp dụng các kỹ năng suy nghĩ chiến lược. Khi bạn nỗ lực áp dụng chúng một cách cụ thể vào từng tình huống của tổ chức, bạn hoàn toàn có cơ hội tốt hơn để đưa tầm nhìn của mình vào thực tiễn.

 
Theo timviecnhanh.com

Bài viết cùng loại

Bình luận