5 CÁCH ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Bạn có thể chọn bạn nhưng rất khó để chọn đồng nghiệp. Nếu may mắn, bạn có thể có những đồng nghiệp tốt, nếu không thì sẽ ngược lại. Việc ứng xử với đồng nghiệp cũng là một nghệ thuật. Cách ứng xử sau đây sẽ đưa ra một số bí quyết để bạn giao tiếp với họ tốt hơn.
 

1. Thiết lập các giới hạn


Có nghãi là thiết lập giới hạn về bản thân bạn khi nói về đặc điểm cũng như chi tiết về cuộc sống bên ngoài. Mọi người sống với nhau để giữ được hòa khí thân thiện thì tốt nhất những quan điểm, phán xét về tôn giáo, đạo đức nên nói ở nhà, tóm lại bạn nên giữ cho mình một cuộc sống riêng.
 

Thiết lập giới hạn trong mối quan hệ với đồng nghiệp 

Bạn nên dành thời gian một hai bữa sau làm việc để vui chơi với đồng nghiệp, nhưng nếu quá thân mật với họ có thể xảy ra một số vấn đề, nó có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn là một người làm chuyên môn và ưu tiên công việc là trên hết.
 

2.  Điều hòa cách cư xử của bạn trong và ngoài cơ quan


Không ai ép bạn phải là người rộng lượng, biết ngường nhịn để hy sinh cho sự thăng tiến của đồng nghiệp, nhưng hãy cố gắng điều chỉnh bản thân chuyên nghiệp cả trong và ngoài cơ quan. Đối xử với những người khác thân thiện, lịch sự và tôn trọng. Hãy kiểm soát tốt nhất tình cảm, cảm xúc của bản thân bằng cách suy nghĩ trước khi nói và hành động. Chỉ cần bạn mất kiểm soát sự tức giận, bình luận hoặc lời nói thiếu suy nghĩ có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng mà bạn không dự đoán được.

Bạn không thể biết chuyện gì có thể xảy ra nhưng bạn có thể phòng ngừa mọi thảm họa trong công việc bằng một quy tắc rất đơn giản sau: “Hãy đối xử với mọi người như cách bạn muốn họ đối xử với mình”.


3. Không làm hết mọi việc cho đồng nghiệp


Bạn cởi mở, thân thiện, thích giúp đỡ mọi người trong công việc, đó không có sai tuy nhiên đừng vì gây ấn tượng mà nghe theo sự điều khiển của người khác để giúp họ làm công việc cho bản thân khi mà họ không sắp xếp thời gian để làm.
 

Giúp đỡ và dành thời gian sau giờ làm cũng là một cách ứng xử tốt (Nguồn: Internet)

Bạn có thể giúp đồng nghiệp giải quyết một số công việc ở một số trường hợp, còn lại phải để họ tự chịu trác nhiệm với công việc của mình. Ngay chính bạn cũng thế. Bạn lúc nào cũng làm giúp người khác sẽ giúp họ nhẹ bớt công việc, nhưng trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy chất lượng công việc của bạn sẽ giảm sút.
 
4. Xác định thời gian tán gẫu

Tán gẫu với đồng nghiệp là cách giảm stress và lo lắng hiệu quả cũng như thúc đẩy mối quan hệ và sự đoàn kết trong công việc. Tuy nhiên, bạn phải có giới hạn cho những câu chuyện phiếm trong những thời gian thích hợp. Đừng chuyển thời gian việc của bạn và đồng nghiệp thành giờ ra chơi. Có thể đồng nghiệp của bạn hưởng ứng nhưng cũng có trường hợp họ sẽ rất khó chịu và cả hình ảnh chuyên nghiệp cảu bạn trong công sở.

Bạn có thể dành thời gian nói chuyện khi uống cà phê, ăn trưa nếu bạn muốn cập nhật thông tin. Không nên để cuộc nói chuyện trong thời gian làm việc quá lâu, dưới 20 phút thôi. Tốt nhất nên kìm nén nó cho đến khi kết thúc giờ làm nhé.

 
5.Dành thời gian tạo mối quan hệ

Có thể bạn đã nghe câu: “Làm để sống - Đừng sống để làm”. Thật khó để tách rời công việc riêng và chuyên môn thế nên nếu bạn chỉ biết “cắm đầu” vào làm việc mà quên mất dành thời gian cho gia đình, bạn bè và các mối quan tâm khác thì thật khó để có thành công trọn vẹn. Do đó, bạn hãy dành chút thời gian ngoài công việc và chủ động tạo các mối quan hệ có lợi cho cả hai bên với đồng nghiệp và gia đình của bạn. Chính những mối quan hệ sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích.
 
Bun (Theo careerbuilder.vn)

Bài viết cùng loại

Bình luận