LUẬN BÀN VỀ XẢ RÁC
Chào,
Hôm nay chúng ta sẽ bàn về vấn đề hết sức quan trọng, hết sức nguy cấp và mang tính toàn cầu. Đó là việc… xả rác.
Khi đi đường tôi thường nghe cha mẹ la con trẻ rằng: ”Ăn xong không vứt đi để làm gì?” Thế là hộp sữa rơi cái phạch xuống đường. Đứa trẻ từ nhỏ đã được dạy: Ăn uống xong phải vứt ngay xuống đường, không là nguy hiểm chết người đấy.
Do đâu mà vấn đề này rất khó để giải quyết một sớm một chiều?
Thứ nhất, thiếu văn hóa.
Văn hóa là gì? Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Vậy thiếu văn hóa tức là không tôn trọng quan hệ giữa mình và xã hội. Việt Nam có rất nhiều văn hóa được xây dựng theo thời gian như: mặc áo dài, lì xì ngày tết, tặng quà dịp lễ, … Nhưng chúng ta không có văn hóa không xả rác. Văn hóa không phải là thứ được quy định, mà được xây dựng theo thời gian trong xã hội loài người. Nhật bản là đất nước rất có trách nhiệm, họ hoàn toàn không cần giải quyết vấn đề này, bởi lẽ họ đã quá rõ tác hại của nó. Rác của họ được phân loại và gom vào những ngày nhất định trong tuần. Rác cháy được vào thứ hai, rác không phân hủy được vào thứ ba,… Ở Việt nam dù có để bảng “cấm xã rác” đi chăng nữa, họ vẫn cứ xả. Bởi vì đâu đó trong chúng ta đã có văn hóa khác rồi: Giữ nhà sạch sẽ bằng cách để rác ngoài đường.
Thứ hai, thiếu ý thức.
“Ý thức là hoạt động của hệ thần kinh trên cơ sở những ghi nhớ mới được hình thành trong quá trình động vật sinh trưởng nhằm đáp ứng lại các tác động từ bên ngoài biểu hiện ở dạng phản xạ có điều kiện và các phương thức hoạt động thần kinh cao hơn."
Hay nói ngắn gọn, người thiếu ý thức là không nhận thức được hành vi của mình có tác hại gì đến người khác, đến xã hội. Thử nghĩ xem nếu mỗi người chỉ cần vứt một mảnh rác trên đường, một ngày có hàng nghìn người qua lại. nếu không nhờ những người vệ sinh hằng ngày, ngày hôm sau con đường đó sẽ trở thành ổ chuột. Những người thiếu văn hóa không nghĩ đến viễn cảnh tương lai, họ cho rằng một “cánh én không làm nên mùa xuân, một miếng rác không làm thành ổ chuột.”
Hay nói ngắn gọn, người thiếu ý thức là không nhận thức được hành vi của mình có tác hại gì đến người khác, đến xã hội. Thử nghĩ xem nếu mỗi người chỉ cần vứt một mảnh rác trên đường, một ngày có hàng nghìn người qua lại. nếu không nhờ những người vệ sinh hằng ngày, ngày hôm sau con đường đó sẽ trở thành ổ chuột. Những người thiếu văn hóa không nghĩ đến viễn cảnh tương lai, họ cho rằng một “cánh én không làm nên mùa xuân, một miếng rác không làm thành ổ chuột.”
Thứ ba, không có thói quen.
Điều này cũng giống như văn hóa, nhưng với phạm vi nhỏ hơn trong mỗi người. Thực ra chúng ta lại cũng có một thói quen xả rác, nên trước hết phải từ bỏ thói quen đó đã, rồi mới nói đến chuyện xây dựng thói quen mới. Có bao giờ bạn đang cầm một mảnh rác, đắng đo suy nghĩ nên vứt đại hay kiếm thùng rác đây. Bỗng nhiên có một người đi ngang qua vứt bịch nước xuống, thế là chẳng đắng đo hai lần, bạn vứt ngay xuống chỗ kế bên. Lười biếng bỏ rác cũng giống như vậy, lâu ngày dài tháng thói quen đó hình thành từ một người “trong sáng.”
Cuối cùng, vô ý
Đây chắc là lý do dễ được thứ nhất. Có những người dưới tỉnh mới lên, xả rác ngoài đường thì cũng không có gì lạ. Ngoài đường đầy rác, quê mình cũng xả ngoài đường, thế thì mình cũng xả thôi, bệnh gì mà cử. Tuy nhiên số này không nhiều. Tất cả chúng ta đều trưởng thành, có khả năng tiếp nhận và suy nghĩ. Hiện nay các biển cảnh báo không xả rác nhiều vô kể. Phong trào kêu gọi các kiểu đầy đường. Nếu một người xả rác rồi lại nói là mình vô ý thì khó chấp nhận được.
Vậy thì chúng ta cần làm gì?
Mặc dù điều này xuất phát từ bên trong mỗi con người, tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài vẫn có thể cải thiện được. Các nước khác họ phạt rất nặng khi phát hiện một người xả rác ngoài đường, vì thế người dân dù bị ép buộc không xả rác. Điều này dần dần xây dựng thói quen tốt bên trong họ. Ngoài ra, gia đình cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đễn lớp thế hệ mới. Trê con thường bắt chước người lớn. Vì thế nếu lớp trên làm gương cho lớp dưới, không tiêm vào đầu chúng những suy nghĩ gàn dở, chắc chắn đứa trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt. Từ đó, lớp thế hệ mai sau sẽ được cải thiện ý thức, đất nước sẽ vắng bóng" rác".
Mặc dù điều này xuất phát từ bên trong mỗi con người, tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài vẫn có thể cải thiện được. Các nước khác họ phạt rất nặng khi phát hiện một người xả rác ngoài đường, vì thế người dân dù bị ép buộc không xả rác. Điều này dần dần xây dựng thói quen tốt bên trong họ. Ngoài ra, gia đình cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đễn lớp thế hệ mới. Trê con thường bắt chước người lớn. Vì thế nếu lớp trên làm gương cho lớp dưới, không tiêm vào đầu chúng những suy nghĩ gàn dở, chắc chắn đứa trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt. Từ đó, lớp thế hệ mai sau sẽ được cải thiện ý thức, đất nước sẽ vắng bóng" rác".
Minh Phúc
Bài viết cùng loại
- 30 nghệ thuật sống rút ra từ Đắc nhân tâm phần 3
- 30 nghệ thuật sống rút ra từ Đắc nhân tâm phần 2
- 30 nghệ thuật sống từ Đắc nhân tâm phần 1
- Sếp tốt là người khéo léo lợi dụng mâu thuẫn để gắn kết nhân viên
- Nghệ thuật đối đãi tốt với người khác
- Nghệ thuật thu phục lòng người trong Giao Tiếp
- Cơ hội thành công đến từ biết cảm thông cho người khác
- Hiệu ứng tâm lý thú vị tăng thêm lợi thế cho bạn khi giao tiếp
- Bão mạng Thái Lan: Đừng vội phán xét người khi nghe từ một phía!
- Nghệ thuật nói chuyện của người xưa