Làm sao đóng góp ý kiến với cấp trên.

Xác định cấp trên có muốn lắng nghe.

 
Nhân viên đa phần rất sợ những người nắm quyền “sinh sát” như cấp trên nên họ thường không dám đóng góp ý kiến. Tuy nhiên có rất nhiều cấp trên cới mở và luôn sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của nhân viên. Và ngược lại cũng có những cấp trên “độc tài” không muốn nghe. Bạn nên cân nhắc điều này trước khi quyết định.
 

Chuẩn bị chu đáo.

 
Bạn nên chuẩn bị tinh thần thật tốt để có thể trình bày vấn đề một cách rõ ràng và rành mạch nhất. Điều này góp phần nâng cao tính thuyết phục cho việc đóng góp ý kiến của bạn.

 

Trao đổi với cấp trên( Internet)


 
 Chọn thời điểm phù hợp.
 
Bạn nên biết cấp trên cũng có lịch làm việc dày đặc và áp lực công việc nhất định cho nên tâm trạng ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng. Bạn nên lựa chọn thời điểm cấp trên tương đối rảnh rỗi hoặc tâm trạng tương đối tốt để thực hiện việc đóng góp ý kiến. Một lưu ý khá quan trọng là không nên có người thứ 3 trong khi bạn đang đóng góp ý kiến. Việc có người thứ 3 sẽ khiến cấp trên cảm thấy mình bị đụng chạm lòng tự trọng.
 

Bắt đầu bằng một lời khen.

 
Là con người ai cũng thích được khen. Một lời khen nhẹ nhàng có thể làm cho tâm trạng cấp trên thoải mái hơn rất nhiều. Việc bạn đóng góp ý kiến cấp trên cũng sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
 

Lắng nghe những đóng góp từ cấp trên.

 
Những góp ý của bạn không phải lúc nào cũng đúng. Cho nên nếu cấp trên có phản bác ý kiến thì bạn đừng vội vàng mà bực dọc hãy nghiêm túc lắng nghe. Bạn rất có thể đút kết được những kinh nghiệm quý giá từ đó.
 

Chuẩn bị sẵn những gợi ý

 
Nếu những đóng góp của bạn là hữu ích, cấp trên nhất định sẽ hỏi bạn phương thức để cải thiện tình hình. Chính lúc này bạn đã trở thành sự lựa chọn sáng giá của cấp trên rồi.

 
Tịnh Yên( Theo careerlink)

Bài viết cùng loại

Bình luận