Gia đình ông Lý, ông Vương: Ai là quân tử, tiểu nhân?

Ở một làng nọ, có hai gia đình sống cạnh nhau nhưng lại rất trái ngược. Gia đình ông Vương sống ở phía Đông thường xảy ra cãi vã, cuộc sống rất buồn khổ. Còn ở phía Tây, gia đình ông Lý thì ngược lại, rất đoàn kết và hòa ái, cuộc sống vui vẻ, an lạc không gì bằng…

Một ngày nọ, ông Vương do không chịu nổi những trận chiến liên miên không dứt trong gia đình, liền đi sang nhà ông Lý xin thỉnh giáo.
 


Quân Tử - người rộng rãi, không so đo tính toán, Tiểu nhân - Loại người ích kỷ. nhỏ nhen hay phân tranh lợi ích trước mắt (Ảnh nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


Gia đình ông làm thế nào mà lúc nào cũng có thể luôn được vui vẻ dễ chịu như thế?” Ông Vương hỏi.
 
“Bởi vì chúng tôi thường xuyên để xảy ra những việc sai sót”, ông Lý cười trả lời.

 Tiểu nhân thường trách người, quân tử tự trách mình?


Trong lúc ông Vương còn đang cảm thấy ngơ ngác, khó hiểu thì bỗng dưng thấy cô con dâu của gia đình ông Lý đang vội vàng đi từ ngoài vào, vào tới phòng khách do sơ ý không cẩn thận nên bị ngã nhào.
 
Mẹ chồng cô đang lau nhà thấy vậy vội vàng chạy lại, đỡ con dâu lên và nói: “Đều là tại mẹ, mẹ lau nhà ướt quá đấy mà!”
 
Anh con trai đang đứng ngoài cửa phòng khách, thấy vợ ngã nhào, cũng vội vàng chạy lại: “Đều là lỗi của anh, anh đã không nói với em phòng khách đang được lau, hại em bị ngã!”
 
Người con dâu sau khi được đỡ dậy cũng tự trách mình và nói: “Không! Không! Là lỗi của con, là do bản thân con không cẩn thận ạ!”
 
Sau khi chứng kiến hết sự việc ông Vương bỗng ngẩn người như hiểu ra gì đó.
 


Cân bằng cuộc sống không phân tranh hưởng lợi cá nhân sẽ khiến gia đình yêu ổn, mọi người hạnh phúc (Ảnh MangThuVien)


Nếu ngay lúc đầu, người mẹ chồng trách mắng con dâu khi bị ngã là: “Sao đi đứng không có mắt à, thật đáng đời!” Những người khác trong gia đình nếu cũng không để ý tới cảm nhận của cô mà cười nhạo, vậy thì gia đình ông Lý có thể có được không khí nhẹ nhàng, ấm áp hay không?
 
Có rất nhiều người luôn mang trong lòng tâm lý “đều do người khác làm sai” nên tự nhiên sinh ra một cảm giác khó có thể tiếp xúc với người xung quanh.
 
Cổ nhân xưa có câu: “kẻ tiểu nhân trách người, người quân tử tự trách mình”. Thật vậy, nếu như sau khi tự xem xét lại chính mình, nhận thấy mình có chỗ thiếu sót, cần phải thay đổi, hoàn thiện hơn thì không chỉ có thể “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”, mà còn có thể càng ngày càng có được sự tôn trọng từ người khác.

 

Nguồn: Mangthuvien

Bài viết cùng loại

Bình luận