5 thuật đối nhân xử thế của người xưa

1. Kiềm chế lòng tự ái


Con người dù tầm thường cũng có cái tôi cá nhân. Lòng tự ái là nguồn gốc của nhiều chuyện đáng tiếc. Đừng mạt sát ai... đừng chạm vào tự ái của người khác nếu bạn muốn họ nghe theo bạn. Ai cũng nghĩ mình đúng thì khó tránh khỏi cãi vã. Do đó ta cần học cách im lặng, kiềm chế tự ái và để thời gian chứng minh tất cả.
 

đối nhân xử thế
Bỏ qua bản ngã để nghe điều hay - Ảnh: ngoduy


2. Đừng cậy tài


Người thông minh tỏ ra mình thông minh đó là thường. Người thông minh, có tài nhưng luôn tỏ ra bình thường, giản dị mới là người khôn khéo. Nhờ đó, bạn có thể tránh khỏi những tai bay vạ gió. Không làm cao, luôn nhún nhường, âm thầm cống hiến mới là cốt cách của kẻ hơn người.


3. Chuyện ơn nghĩa


Trong cuộc sống, những người thật thà, sống nhân nghĩa luôn nhận được nhiều sự quý mến. Những người lấy oán báo ân, rũ bỏ ơn nghĩa, ân tình của người khác thường về sau sẽ không còn ai bên cạnh giúp đỡ. Vậy nên, hãy học cách đối nhân xử thế từ những điều nhỏ nhất.
 

đối nhân xử thế
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Ảnh: thegioivohinh


4. Đạo cương nhu


Phải bao dung hơn người, hiểu biết hơn người, điềm tĩnh hơn người. Nhịn được điều người khác không thể nhịn, tha thứ được điều người khác không thể tha. Đó không phải là nhu nhược mà lại là oai dũng đệ nhất mang lại thành công ngoài sức tưởng tượng.


5. Biết là sống


Người thông minh phải biết tiết chế hiểu biết của mình. Biết khôn và dại đúng lúc. Biết ứng biến sao cho hợp tình huống. Đó mới là đối nhân xử thế khôn khéo. Enstein từng nói: "Dấu hiệu nhận biết thiên tài là tất cả những đứa ngu đều đứng lên chống báng." Câu nói hài hước, nhưng đúng.
 

đối nhân xử thế
Luôn sống biết mình biết ta - Ảnh: dkbike


>> 15 lời khuyên ứng xử giúp bạn sống tốt cả đời
 

Nguồn: ohay

Bài viết cùng loại

Bình luận