NHŨNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NÓI LỜI XIN LỖI (PHẦN 2)
Ở kì trước, chúng ta đã bàn về những điều lưu ý khi nói lời xin lỗi như: không biện minh, sử dụng đại từ “tôi” và nhìn nhận lỗi mình một cách trách nhiệm. Kì này, chúng ta hãy cùng xem khi nào và ở đâu phù hợp nhất để nói câu xin lỗi nhé.
Chọn đúng thời điểm
Sẽ có những tình huống bạn cảm thấy hối hận, thậm chí xin lỗi ngay lập tức nhưng sẽ không hiệu quả. Bởi vì đó là lúc mà cảm xúc người đối diện đang dâng cao, nếu không để ý nhịp độ câu chuyện, bạn sẽ không bao giờ có được một lời xin lỗi đúng lúc. Ví dụ, bạn đang ở giữu cuộc tranh luận, câu xin lối của bạn sẽ chẳng bao giờ được để ý đến. Trên thực tế, sẽ rất khó lắng nghe một ai đó khi bản thân mình đang “bùng nổ” những cảm xúc tiêu cực. Hãy chờ cả hai bên dịu lại trước khi nói lời xin lỗi quá vội vàng.
Thêm nữa, nếu bạn xin lỗi khi cảm xúc đang dâng cao, bạn có thể sẽ khó truyền đạt một cách chân thành. Chờ cho đến khi điều khiển được cảm xúc chính mình, khi đó lời xin lỗi sẽ có giá trị hoàn chỉnh hơn rất nhiều. Nhưng, đừng chờ quá lâu. Chờ đợi sau một vài tuần lời xin lỗi sẽ chẳng còn ý nghĩa.
Thời điểm hoàn hảo nhất chính để nói lời xin lỗi chính là, ngay sau khi mắc lỗi càng sớm càng tốt, thường là khoảng 5 phút sau. Chỉ cần đảm bảo lời xin lỗi đó không làm ngắt nhịp công việc hay thảo luận trong nhóm.
Gặp mặt trực tiếp
Sẽ dễ dàng hơn khi bạn xin lỗi bằng cách gặp mặt trực tiếp. Bằng cách này, dùng những ngôn ngữ cơ thể, sự thể hiện nét mặt sẽ làm cho lời nói bạn có giá trị hơn rất nhiều. Nếu không thể gặp mặt trực tiếp (chắc chắn rằng bạn hoàn toàn không thể gặp chứ không phải bạn không dám) thì hãy nghĩ đến cách sử dụng điện thoại. Chỉ cần để người đó nghe được giọng nói của bạn sẽ giúp giải quyết được vấn đề rất nhiều so với những dòng text vô hồn.
Chọn nơi yên tĩnh, riêng tư
Xin lỗi là hành động hoàn toàn mang tính cá nhân. Việc chọn một nơi yên tĩnh và riêng tư hết sức quan trọng để giúp tập trung vào người đó, cũng như tránh việc xấu hổ với người khác. Thực tế, nhận lỗi là một việc hết sức bình thường không có gì phải ngại. Người dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi là người có nhiều trách nhiệm và đáng tin cậy hơn bất kì ai khác. Nhưng đối với những người chưa quen, việc dũng cảm nhận lỗi là một hành động hết sức đáng tuyên dương rồi, huống hồ là trước mặt nhiều người khác. Vì thế nếu bạn cảm thấy không thuận tiện, có thể chọn nơi riêng tư hai người để nói.
Đảm bảo bạn có đủ thời gian để hoàn tất cuộc trò chuyện
Nói lời xin lỗi xong bỏ đi là hành động không phù hợp với một số người khác. Thực ra, bạn nên trò chuyện một lát với người đó một lát sau khi xin lỗi. Điều đó không những giúp hai người hiểu rõ nhau hơn, mà còn gắn kết tình cảm sau một trận chiến dữ dội và đảm bảo không làm mích lòng nhau lần nữa.
Đó là những điều chú ý khi muốn nói lời xin lỗi với ai đó. Chúc các bạn áp dụng đúng và không phải xài mỗi ngày nhé!
Minh Phúc
Bài viết cùng loại
- 30 nghệ thuật sống rút ra từ Đắc nhân tâm phần 3
- 30 nghệ thuật sống rút ra từ Đắc nhân tâm phần 2
- 30 nghệ thuật sống từ Đắc nhân tâm phần 1
- Sếp tốt là người khéo léo lợi dụng mâu thuẫn để gắn kết nhân viên
- Nghệ thuật đối đãi tốt với người khác
- Nghệ thuật thu phục lòng người trong Giao Tiếp
- Cơ hội thành công đến từ biết cảm thông cho người khác
- Hiệu ứng tâm lý thú vị tăng thêm lợi thế cho bạn khi giao tiếp
- Bão mạng Thái Lan: Đừng vội phán xét người khi nghe từ một phía!
- Nghệ thuật nói chuyện của người xưa