Thói Quen Khó Bỏ: Vẽ Bậy vào Di Tích của Người Việt

Trước khi Đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ (Huế) bị phát hiện vẽ bậy, tháp Hòa Phong (Hà Nội), bia đá trên núi Bài Thơ (Quảng Ninh) cũng bị bôi bẩn, ảnh hưởng đến các di tích.
 

Viết, Vẽ Bậy vào Di Tích: Nhận Thức Yếu Kém của Người Việt với Di Sản


Đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ, Huế. Nhiều người mê tín cho rằng mong muốn điều gì ghi lên chuông, khi tiếng chuông phát ra sẽ đến tai chư Phật và mong ước sẽ thành sự thật. Vì vậy, nhiều người bất chấp quy định của nhà chùa biến bên trong Đại hồng chung như một chiếc bảng, chật kín dòng chữ cầu an, nguyện cầu tình yêu. Trên ảnh, một du khách chụp ảnh vì ngạc nhiên bảo vật quốc gia bị vẽ, viết bậy.

Đây là quả chuông đúc bằng đồng cao 240 cm, đường kính miệng 140 cm, nặng gần 2 tấn. Năm 2013, Đại hồng chung được công nhận bảo vật quốc gia.

 


Hình ảnh tấm bia trên đỉnh núi Bài Thơ bị tàn phá vì bởi thói quen viết bậy trên di tích (Ảnh nguồn: Vitalk)


Dù có biển báo ngay bên cạnh, cây đa di sản hơn 800 năm tuổi trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng vẫn phải chịu những "vết thương" hằn trên thân do nhiều người đến tham quan khắc tên, tỏ tình. Cây đa nằm ở phía đông bán đảo Sơn Trà (thuộc khu bảo tồn 63), có tán cây rộng, chu vi thân 10 m, 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, tạo cảnh quan có một không hai. Cây được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014. 

Núi Bài Thơ không chỉ là điểm tham quan mà còn là di tích lịch sử ở Hạ Long, Quảng Ninh. Tấm bia trên đỉnh núi là tóm tắt lịch sử và khắc ghi vị trí chiến lược của ngọn núi. Tuy nhiên, nhiều người vô ý thức đã viết và vẽ bậy bằng sơn, bút xóa, thậm chí dùng cả dao khắc. Tháng 3/2016, một nhóm bạn trẻ đã kêu gọi làm sạch bia đá lịch sử này.

Tháp Hòa Phong là một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội, nằm ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Đây là di tích cổ duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân. Tuy nhiên, tháp lại trở thành nơi giới trẻ "dốc bầu tâm sự" trong nhiều năm qua bằng cách viết lên các bức tường trong tháp. Nhân viên môi trường, tình nguyện viên đã nhiều lần làm sạch nhưng tình trạng này vẫn tái diễn ngay sau đó. 

Một điểm khác cũng được du khách "ưu ái" lưu bút tích là chuông Nhà Thái học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đỗ đạt, thành công là nguyện ước chủ yếu được ghi trên chuông đồng với hy vọng sẽ thành sự thật. Tuy nhiên, những dòng chữ này lại gây phản cảm và ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.

Chuông Nhà Thái Học được đúc liền khối bằng đồng nguyên chất, có trọng lượng gần 2 tấn, cao 2m34, đường kính đáy là 1m28. 

Những tháp Chăm cổ ở nước ta còn lại không nhiều, nằm rải rác ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận... Đây là những công trình mang giá trị điêu khắc, văn hóa, lịch sử, được xây dựng từ thế kỷ 9 đến 13. Qua thời gian, nhiều công trình đã bị xuống cấp nhưng thay vì được gìn giữ, tôn trọng, một bộ phận du khách lại khắc, vẽ bậy lên tháp, thậm chí, leo trèo cả vào nơi có biển cấm để chụp ảnh. 

 


Cột mốc Fansipan bị bôi bẩn cũng từng khiến nhiều người đã và mơ ước chạm tay (Ảnh nguồn: GiaDinh)


Không có hàng rào bảo vệ, nhà thờ Đức Bà, TP HCM nhiều năm phải chịu cảnh viết, vẽ bậy lên tường. Nhìn xa, công trình 140 năm tuổi này vẫn uy nghi nhưng khi đến gần, bạn sẽ thấy hàng nghìn nét chữ được viết bằng bút xóa, khó tẩy rửa. Kế hoạch trùng tu, làm sạch tường của công trình được thông tin từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa khởi công. 

Cột mốc Fansipan (Lào Cai) bị bôi bẩn cũng từng khiến nhiều người đã từng ước mơ và mong muốn chạm tay vào đây cảm thấy bức xúc. Không phải một mà nhiều lần du khách chụp được ảnh cột mốc bị vẽ, bôi bẩn, dù đã được làm sạch.

 

Nguồn và Ảnh: VNexpress

Bài viết cùng loại

Bình luận