Những việc phải làm khi cuộc sống của bạn trở nên rối loạn
Đương đầu với những việc mà bạn có thể hoặc không thể kiểm soát.
Ngôi nhà của bạn bừa bộn. bạn đang đứng đằng sau đống hóa đơn, hộp thư của bạn đã chất đống thư từ và con mèo của bạn đang cần đến bác sĩ thú y. Đây là những việc cần phải làm ở bất kỳ nơi nào bạn đến, và bạn không biết bắt đầu từ đâu, và bạn không biết làm sao để kiểm soát được tất cả mọi thứ. Thậm chí bạn không nên tiếp tục đọc bài viết này bởi vì bạn có quá nhiều việc để làm.
Một vài bước đột phá đầu tiên trong việc tìm hiểu về áp lực được tiến hành bởi nhà sinh lý học nổi tiếng Hans Selye, người đã đưa ra định nghĩa về “Hội chứng thích nghi tổng quát”. Selye đã đề xuất chúng ta giải quyết những tình huống căng thẳng như cách mà các động vật trong phòng thí nghiệm ông đã làm – trở nên hoảng hốt, cố gắng chống chọi lại và cuối cùng chịu thua vì kiệt sức nếu căng thẳng vẫn còn tiếp tục.
Rối loạn cuộc sống (Nguồn: Tomo)
Không giống như động vật trong phòng thí nghiệm, con người có nhận thức, nghĩa là chúng ta nhớ lại những trải nghiệm của mình và đưa ra quyết định cho dù chúng có là hiện thân cho áp lực hay không. Nhà tâm lý học Berkeley , Richard Lazarus đã đề xuất một tình huống căng thẳng chỉ khi chúng ta cảm nhận nó theo cách đó.
1 sự việc đe dọa bạn có thể là thách thức với người khác. Bạn coi việc hộp thư đến đầy tin nhắn giống như những vấn đề không thể giải quyết được, nhưng cô bạn tri kỷ của bạn lại có thể giải quyết tất cả những email ấy một cách hiệu quả, và thậm chí coi chúng như bằng chứng cho sự quan trọng của cô ấy với người khác.
Lazarus và đồng nghiệp của cô ấy, Susan Folkman ở Đại học San Francisco, gợi ý cho chúng ta 2 cách cơ bản sau để giải tỏa những căng thẳng:
-
Khi giải quyết những vấn đề quan trọng, chúng ta trực tiếp đối mặt với những mối đe dọa bằng cách cố gắng thay đổi tình huống đó.
-
Khi giải tỏa cảm xúc, chúng ta hãy cố gắng khiến bản thân nhìn nhận mối đe dọa đó theo chiều hướng tích cực hơn.
Nghiên cứu của Laazarus và Folkman đã chỉ ra rằng không có một cách cụ thể nào để giải tỏa căng thẳng. Bất cứ cái gì giúp bạn giảm bớt căng thẳng, thì đó đều là phương pháp tốt nhất cho bạn, mặc dù việc giải quyết những vấn đề quan trọng sẽ tốt hơn khi chúng ta có thể thực sự thay đổi tình huống và việc giữ thái độ tích cực là điều bạn không thể làm được lúc đó.
Trong hơn ba thập niên qua với những tiến bộ trong việc định nghĩa áp lực là gì và cách đương đầu với nó, hàng trăm nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa áp lực, cách giải tỏa và tâm lý khỏe mạnh. Các nhà tâm lý học của Đại học Connecticut, Kristen Riley và Crystal Park (2014) nhìn nhận một cách sâu sắc về việc bạn có thể chuyển cảm giác choáng ngợp trước những mớ hỗn độn và biến chúng sang những hành động hữu ích sẽ giúp bạn biến mối đe dọa thành cơ hội như thế nào.
Rối loạn cuộc sống (Nguồn: Tomo)
Theo Riley và Park, có một cách thứ ba để giải tỏa – tập trung đối mặt – tức là bạn sẽ phải thay đổi cách mà bản thân nhìn nhận những tình huống căng thẳng và coi nó giống như một cơ hội để trưởng thành. Nó giống như việc tỏ ra bình thường sau khi chia tay (sau cơn mưa, trời lại sáng).
Tuy nhiên, thái độ này có thể không phải lúc nào cũng hiển nhiên và không phải lúc nào cũng giúp làm giảm đi những căng thẳng, kết quả của những cảm xúc ấy là một mớ hỗn độn trong cuộc sống. Riley và Park đã nghiên cứu bằng cách coi mối đe dọa giống như cơ hội, bạn thực sự có thể hoàn thành công việc tốt hơn khi cảm thấy ổn hơn.
Thay vì không mở Hộp thư đến (giải tỏa cảm xúc), bạn nên coi nó như cơ hội để thách thức khả năng của mình, để hoàn thành nhiệm vụ. Bây giờ, bạn có thể thực hiện với quá trình này tự tin hơn, nó cho phép bạn quên đi gốc rễ của áp lực.
Trong cuộc sống của chính chúng ta, việc định nghĩa lại những rối loạn giống như việc bạn có thể tiến thẳng đến bước đầu tiên để sắp xếp lại mớ lộn xộn ấy. Facebook hoặc những video trò chơi mà bạn yêu thích sẽ trở thành vô ích – mặc dù nó có thể giúp bạn quên những thứ đấy trong chốc lát. Thay vì đó, hãy thực hiện bước đầu đầu tiên, có thể bạn sẽ nhìn thấy những rắc rối mà trong tầm kiểm soát của bạn, nguyên nhân dẫn đến nó sẽ tan biến dần.
Giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống không có nghĩa là tất cả đều luôn suôn sẻ. Thay vì đó, khi gặp khó khăn, hãy soi vào cách bản thân đối mặt với những rắc rối ấy. Cuối cùng, mọi chuyện sẽ thuận theo ý bạn, một bước để giải tỏa căng thẳng.
>> 5 câu hỏi giúp bạn tìm ra ý nghĩa cuộc sống
>> 6 cách để có cuộc sống cân bằng
Nguồn: Tomo
Bài viết cùng loại
- Yêu thương cha mẹ nhiều hơn
- Phương pháp luyện tập để có giọng nói hay
- 20 điều bạn nên thực hiện trước khi quá muộn
- Người khóc nhiều có tinh thần mạnh mẽ hơn
- 7 cách để trau dồi khả năng học hỏi
- Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
- Viết ra những ý tưởng có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn
- Học cách từ chối người khác
- Xây dựng thói quen học tập
- 6 mẹo giúp tự kiểm soát bản thân