Bốn bài học về sự sáng tạo

Sáng tạo bắt nguồn từ những trải nghiệm đời thường nhiều hơn bạn nghĩ, bao gồm cả việc từ bỏ. Cách tốt nhất để học bất cứ một điều gì là qua những câu chuyện. Vì thế tôi muốn kể cho các bạn nghe về công việc, thư giãn và về 4 khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta cần trân trọng để phát triển sự sáng tạo của chúng ta.

Khởi nguồn của sự sáng tạo bắt nguồn từ việc quan sát những thứ xung quanh chúng ta - trải nghiệm.

Điều đầu tiên là thứ mà chúng ta thường nghĩ: “Ôi việc này thật dễ dàng” nhưng càng ngày nó càng khó khăn hơn, đó là chú ý đến thế giới quanh ta. Rất nhiều nghệ sĩ nói về việc cần phải cởi mở, phải trân trọng trải nghiệm và thật khó để làm thế khi thứ đồ phát sáng hình chữ nhật trong túi áo đang chiếm hết sự chú ý của bạn.

Sáng tạo của con người mang đến điều không tưởng (Nguồn: Baotangnghethuat)

Người phụ nữ cũng là một nhà làm phim: Mira Nair kể về việc bà trưởng thành trong một thành phố Ấn Độ, Bhubaneswar: "Điều chủ yếu tạo cảm hứng, sự sáng tạo của tôi, dẫn tôi đến con đường này kiến tôi trở thành một nhà làm phim, chính là những gánh hát rong thường đi qua thành phố. Tôi được xem những trận chiến tuyệt vời giữa cái thiện và cái ác, diễn ra bởi hai người trong sân trường không có đạo cụ gì nhưng bạn biết đấy, họ điều rất đam mê và điều đó thật tuyệt vời. Họ biểu diễn những câu chuyện từ 2 cuổn sách thánh, những tác phẩm vĩ đại khởi nguồn của mọi thứ ở Ấn Độ. Bà chỉ là một trong hàng ngàn người đã xem gánh xiếc đó nhưng bà đã đón nhận thứ sáng tạo lóe lên trong tâm trí lúc đó và dẫn đắt bà trên con đường trở thành một nhà làm phim. Mira Nair đã đoạt giải Honorary Maverick Award tại Liên hoan phim Woodstock tổ chức tại  Mỹ.

Vì vậy việc cởi mở với những trải nghiệm có thể thay đổi bạn là điều đầu tiên chúng ta cần nắm bắt. 

Khó khăn -  sáng tạo bắt nguồn từ những thứ tưởng chừng như không đơn giản.

Giới nghệ sĩ từng nói về việc những tác phẩm tuyệt vời nhất của họ, những sáng tạo thường đến từ những khó khăn của cuộc sống. Tiểu thuyết gia Richard Ford nói về chuyện anh tiếp tục đấu tranh với một thách thức thời thơ ấu cho tới tận hôm nay. Anh mắc chứng khó đọc nặng: “Tôi đọc học rất chậm, trải qua hết chương trình học mà chỉ đọc những thứ tối thiểu và tới bây giờ tôi không thể đọc thầm nhanh hơn đọc to là mấy. Nhưng việc mắc bệnh khó đọc đem lại nhiều lợi ích cho tôi. Cuối cùng tôi đã thích ứng bản thân với việc mình đọc chậm như thế nào, tôi bắt đầu từ từ trân trọng những đặc điểm ngôn ngữ và câu từ mà không chỉ là khía cạnh bề mặt. Trong lúc nhấn nhá từng từ ngữ, tôi bắt đầu cảm nhận những tính chất khác nhau của ngôn ngữ. Chính điều này đã giúp tôi viếc nên câu chữ.” Richard Ford đã đạt giải thưởng Pulitzer (là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất).

Vượt giới hạn tạo nên sáng tạo

Các nghệ sĩ nói rằng chống lại giới hạn của việc họ có thể làm, đôi khi lấn sân sang những việc họ không thể làm, giúp họ tập trung tìm được tiếng nói của riêng mình, giúp thế giới họ mở ra chân trời mới của sự sáng tạo.
Nhà điêu khắc Richard Sera nói về việc khi còn là một nghệ sĩ trẻ, ông từng nghĩ mình là một họa sĩ. Khi mới tốt nghiệp, ông tới Madrid và đến Prado để ngắm bức tranh của họa sĩ người Tây Ban Nha Diego Velazquez, bức tranh đó tên “Las Meninas”.  “Tôi đứng đó nhìn bức tranh và tôi nhận ra Velazquez đang nhìn mình, mình là đối tượng của bức tranh. Tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ vẽ như thế được. Vì thế tôi quay lại, vứt bỏ hết số tranh của mình ở quê nhà và bắt đầu lên ý tưởng làm một điều gì đó khác”.
Không từ bở con đường nghệ thuật của mình, ông đã chuyễn đến New York, ông đã bắt đầu suy nghĩ theo chiều hướng khác, với tư duy sáng tạo hơn, nhìn cuộc sống nhiều hơn. Kết quả là tác phẩm đầu tiên ông tạo từ cao su đang nằm trong bảo tàng nghệ thuât hiện đại. Trong nghệ thuật điêu khắc, Richard Sera đã làm được điều mà ông không thể làm được trong việc vẽ tranh: Ông biến chúng ta thành đối tượng cho nghệ thuật của ông ấy.
Vậy là trải nghiệm, thử thách và giới hạn, tất cả những thứ chúng ta cần trân trọng.

Một trong những tác phẩm của Richard Sera ( Nguồn: Nghethuatsapdat)

Sự sáng tạo sinh ra từ những thứ chúng ta không ngờ đến - Sự mất mác.

Là thứ lâu đời nhất và thường xuyên nhất trong số trải nghiệm của con người. Để sáng tạo, chúng ta phải đứng trong khoảng không gian giữa điều chúng ta thấy trên thế giới và những điều chúng ta mong muốn, nhìn thẳng vào sự từ chối, tan vỡ, chiến tranh và vào cái chết. Đó là một không gian khó khăn để đứng bên trong.
Nhiếp ảnh gia Joel Meyerowitz, người bắt đầu sự nghiệp với hoạt động nhiếp ảnh đường phố, những bức ảnh có phong cảnh tuyệt vời. Khi chuyển đến NewYord, văn phòng của ông được đặt với góc nhìn thẳng đến Trung tâm thương mại thế giới, mỗi ngày ông điều chụp bức ảnh về tòa nhà này và thưởng thức nó. Ngày 11/9/2001 tòa nhà bị đánh xụp đúng lúc ông rời khỏi thành phố. Khi biết tin ông đã chạy một mạch tới hiện trường vụ  sụp lỡ vào bàng hoàng nhận ra nét đẹp bấy lâu ông quan sát đã không còn nữa. Một thời gian sau, ông tiếp tục ngắm nhìn tòa nhà trong sự sụp đổ của nó, và nhận ra thiên nhiên và thời gian đang xóa mờ vết thương này. Chính nhờ sự tích cực, lạc quan vượt qua sự mất mác và đam mê nghệ thuật của mình mà ông đã sáng tạo ra hững bức ảnh vượt ngoài sự tưởng tượng đó.
Sự sáng tạo được tạo ra bởi bộ óc, cảm xúc của con người. Chúng ta không thể sáng tạo bằng sự gượng ép hay nhào nặng ra từ những thứ đã có. Thay vào đó, khi thực sự bạn muốn tìm ra một ý tưởng sáng tạo nào đó, hãy thử bỏ công việc sang một bên, thử đi ra ngoài, trò chuyện với bạn bè, tới một góc phố nào đó để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đọc một cuốn sách nào đó thật hay, có khi sự sáng tạo sẽ bất chợt lóe lên trong đầu bạn thì sao.

 >> Vượt qua nỗi sợ mang tên Body Shaming

Nguồn: TED  



 

 
 

Bài viết cùng loại

Bình luận