MARIE CURIE – người phụ nữ lừng danh.

Cuộc đời bà Marie Curie trải qua nhiều thăng trầm, tuy nhiên nhờ vào trí tuệ và sự cố gắng của bản thân, bà đã đạt được những thành công khiến nhiều người ngưỡng mộ.

1.Thuở thiếu thời. 


Ngày 07/11/1867 tại Cracovie, một thị trấn nhỏ nằm gần tủ đô Varsovie của đất nước Ba Lan đã chào đón sự ra đời của một thiên thần, là cô con gái út của đôi vợ chồng giáo sư khoa học Wladislaw Sklodowski. Tên cô bé là Marya Sklodowski. Lúc đó chẳng ai biết được sau này cô chính là Marie Curie – người phụ nữ lừng danh được cả thế giới ngưỡng mộ.

Không may mẹ của cô sau đó lại mắc phải chứng bệnh nan y ho lao. Chính vì thế cô bé không thể gần gũi mẹ như những đứa trẻ khác thay vào đó cô bé lại quấn quít với chị của mình Zosia hơn. Cuộc sống gia đình của Marya rất ít vui vẻ.

Tình hình đất nước Ba Lan trong lúc đó cũng không mấy ổn định. Ba Lan trở thành mục tiêu xâu xé bởi 3 đế quốc: Nga, Đức và Áo. Sau thất bại của cuộc cách mạng nhân dân năm 1831, quê hương cô rơi vào cảnh bị thi hành chính sách ngu dân. Trong khi nền khoa học và triết học đang phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu cùng với đó là sự ra đời của những phát minh lớn lao của Pasteur, Faraday… thì một chút cũng không được truyền vào Ba Lan.


 
marie-curie-nguoi-phu-nu-lung-danh-1

Marie Curie thời thiếu nữ ( Nguồn: ngaynaynamxua)

 
Trong hoàn cảnh đó, cô bé Marya bắt đầu đi học. Dù bề ngoài của cô bé không toát lên sự thông minh, lanh lợi nhưng cô bé lại khiến bạn bè và thầy cô ngạc nhiên về sự thông minh của mình. Cô bé hầu như đứng đầu lớp ở tất cả các môn học.

Năm Marya lên 10 tuổi, người chị thân yêu của cô qua đời vì một căn bệnh truyền nhiễm thời đó là bệnh chấy rận. Ít lâu sau, mẹ cô cũng qua đời để lại cho cha cô trách nhiệm nặng nề nuôi dạy bốn đứa trẻ đều đang trong tuổi đi học.

Năm 1883, Marya đã 16 tuổi, cô đã học xong trung học và tốt nghiệp. Lúc đó anh cô - Joseph đang theo học tại ĐH Y khoa, còn chị cô - Bronia vì là nữ nên không được nhận vào trường Y nên đành phải xin đi dạy học.

Năm 1884, chị Bronia sang Pháp du học tại đại học Paris trong khi đó Marya lại chỉ xin được một chân giáo sự tại một vùng quê hẻo lánh.

 

2.Thời kì du học. 


Sau 6 năm sống với nghề gõ đầu trẻ, Marya cảm thấy không thể tiếp tục công việc nhàm chán và khô khan này nữa nên cô quyết định gửi thư cho chị Bronia của mình để nhờ giúp mình sang Pháp du học.

Khi đến Pháp để tên mình dễ đọc, Marya đã phiên âm tên mình theo tiếng Pháp là Marie - Marie Sklodowski. Marie không theo học những ngành như Y khoa, Nha khoa hay Dược khoa như những phụ nữ thời đó thường chọn mà cô lại chọn học Khoa Học thuần túy. Trong khoảng thời gian đó cô đã nhận được sự giúp đỡ từ giáo sư Paul Appell, Giáo Sư Gabriel Lippmann và Edmond Bouty.Cô cũng gặp gỡ các nhà vật lý lừng danh thời bấy giờ như Jean Perrin, Charles Maurain và Aimé Cotton…

Cuộc sống của du học sinh gặp nhất nhiều khó khăn từ vấn đề tiền nong cho đến nỗi nhớ nhà day dứt. Tuy nhiên Marie luôn cố gắng vượt qua và chăm chỉ học tập. Sau 3 năm học tập, Marie đã đổ đầu trong kì thi ra trường và được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học năm 1893, đậu thứ nhì trong kì thi lấy bằng Cử Nhân Toán. Học xong Marie đã có dự định về nước nhưng cô cảm thấy những thứ mình học chỉ là lí thuyết, cô muốn phục vụ đất nước không phải dưới vị trí là một giáo sư mà phải là một kĩ sư. Cô muốn giúp đỡ đồng bào bằng những công trình thực tế.


 
marie-curie-nguoi-phu-nu-lung-danh-2

Trong thời gian du học Marie đã gặp được người bạn đời của mình ( Nguồn: en.wikipedia)

 
Năm 1893, do sự giới thiệu của bà Dydynska cũng là người Ba Lan, Marie xin được học bổng Alexandrowitch để học về ngành luyện sắt và thép. Cô được giới thiệu với một giáo sư trẻ đang khảo cứu về hiện tượng từ tính của các chất gang thép - Pierre Curie. Pierre Curie sinh ngày 19/4/1859 tại Paris, là con thứ hai của Bác Sĩ Eugène Curie. Năm 16 tuổi, Pierre đã đậu bằng trung học và năm 18 tuổi lại đậu Cử Nhân Khoa Học, rồi được chấp nhận làm Giảng Nghiệm Viên tại Trường Đại Học Paris vào năm 1878.

Ngay từ lần đầu gặp mặt nàng Cử Nhân Khoa Học và Toán Học – Marie, Pierre đã có cảm tình và kinh trọng đối với người phụ nữ tai bà này. Ở cô gái này, Pierre nhìn thấy bóng dáng của người vợ lí tưởng. Thế nhưng về Marie, sau cuộc tình tan vỡ ở Ba Lan cô đã quyết định dẹp bỏ chuyện yêu đương sang một bên. Cô biết Pierre rất xứng đáng nhưng cô còn cha già ở quê hương và lời hứa phục vụ tổ quốc nên cô quyết định rời Paris và trở về Ba Lan. Khi tiến Marie về nước, Pierre đã nói "Cô là người có tài. Cô nên trở lại nước Pháp để nghiên cứu Khoa Học.Cô không có quyền bỏ rơi Khoa Học".

Marie Sklodowski là kỹ sư đầu tiên của nước Ba Lan. Thế nhưng với thân phận phụ nữ của mình, Marie không được trọng dụng vì thế cô quyết định quay trở lại nước Pháp, trở về với khoa học trở về với Pierre. Ngày 25/07/1895, hai người thành hôn với sự chứng kiến của số ít người thân và bạn bè.

Sau đó Marie lại lấy thêm một văn bằng Thạc Sĩ Khoa Học. Vào tháng 7 năm 1897 cô hạ sinh con gái đầu lòng đặt tên là Irène. Lúc đó, Pierre xucng xin được cho cô vị trí phụ tá trong phòng thí nghiệm Vật lý của mình. Đó chính là khởi điểm cho sự thành công của nữ bác học số một thế giới – Marie Curie

>>Những câu nói để đời của Henry Ford
 
Theo Khoahoc

Bài viết cùng loại

Bình luận