Phong tục nhuộm răng đen ngày xưa.

>> Ý nghĩa mâm trầu cau ngày Tết. 

Tục nhuộm răng đen bây giờ đã không còn tồn tại nữa. Nhưng cái hồn của nó thì vẫn tồn tại trong văn hóa của người Việt Nam.

 

1.Tục nhuộm răng đen từ đâu mà có ?

 
Tục nhuộm răng đen ra đời từ thời vua Hùng Vương cùng với tục ăn trầu. Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm răng này mà các dân tộc khác như Mường, Thái, Si La cũng có. Tùy nhiên mỗi nơi thì lại có cách nhuộm, thời gian, chất liệu nhuộm và  ý nghĩa khác nhau.

 
Phong-tuc-nhuom-rang-den-ngay-xua-1

Tục nhuộm răng đen (Nguồn: nguoixudoai)
 

2.Tại sao phụ nữ xưa thường nhuộm răng.

 
Việc này bắt đầu từ quan niệm thẩm mỹ. Ngày xưa ông bà ta có thói quen ăn trầu cho dù là người lớn tuổi hay trung niên. Và vì ăn trầu răng sẽ dễ bị đen cho nên người ta mới nghĩ tới việc nhuộm răng đen cho hợp thẩm mĩ để có được màu răng đen tuyền chứ không phải màu đen ố như màu trầu.

Quan điểm về vẻ đẹp của ngày ấy là da trắng và răng đen cho nên các cô gái rất chuộng tục nhuộm răng này. Răng cô gái nào càng đen, càng bóng và màu da càng trắng thì càng được nhiều người theo đuổi.

Cũng từ đó tục nhuộm răng được coi là một nét văn hóa không thể thiếu trong cộng đồng của người Việt. Nếu như không làm sẽ bị xem là đi ngược với tập tục và không được đón nhận. Những người không nhuộm răng thì không được đến cưới hỏi.

 

3. Quy trình nhuộm răng đen.

 
Muốn nhuộm răng thì phải trải qua quy trình như sau:

-Miệng và răng phải được làm vệ sinh. Răng không được có bợn. Bả răng trong các kẽ và chân răng phải được lấy ra hết. Khi nào lấy tay sờ vào răng mà nó trơn láng thì mới được.

-Trong ba ngày đầu phải đánh răng và xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột và muối sống được hầm chín thành bột.

-Một ngày trước khi nhuộm phải ngậm chanh hoặc hạnh, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh.  Tác dụng của việc này là làm cho lớp men răng mềm đi.
 

 
Phong-tuc-nhuom-rang-den-ngay-xua-2
 
Để nhuộm được răng đen là cả một quá trình (Nguồn: vietnamarchitecture)

 
-Thuốc nhuộm răng được làm từ nhựa cánh kiến và nước cốt chanh. Chất sền sệt đó được trét lên vải thô trắng hay vải lụa. Ở thôn quê người ta còn trét lên cả lá dưà, lá cau hay lá ngái sau đó mới áp lên răng.

-Việc áp lên răng được tiến hành sau buổi ăn chiều, đến nửa đêm sẽ thay miếng mới. Đến sáng thì gỡ lớp đó ra. Sau đó súc miệng bằng nước mắm hoặc nước dưa chua để thải hết chất thuốc còn lại ra. Khi thấy răng đã chuyển sang màu đỏ thì việc nhuộm răng sẽ bước sang giai đoạn hai.

- Giai đoạn 2 chính là nhuộm răng đen bằng cách phết dung dịch bôi đen lên răng. Dung dịch này là hỗn hợp giữa phèn chua và nhựa cánh kiến. Dung dịch sẽ được phết trong hai ngày.
-Phải xúc miệng bằng một thứ nước gọi là thuốc xỉa nước.

-Gia đoạn cuối cùng là cố định lại bằng nhựa của gáo dừa được đốt hay nấu chảy , chất nhựa này tạo thành một lớp đen trên răng gọi là “giết răng”.

Phong tục nhuộm răng đen tồn tại mãi đến thế kỉ 20 khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam thì mới kết thúc.

>> Trung Thu của ngày xưa 
 
Theo eva

Bài viết cùng loại

Bình luận