Cây nêu ngày Tết.

>> Ý nghĩa mâm trầu cau ngày cưới. 

Cứ mỗi độ xuân về, Người Việt lại dựng cây nêu trước nhà để xua đuổi tà ma. Vậy tục này có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào ?

 

1. Sự tích cây nêu ngày Tết.

 
Truyện kể rằng ngày xửa ngày xưa khi mà loài quỷ còn sống chung với loài người trên mặt đất, lũ quỷ ỷ vào sức mạnh của mình lấn chiếm hết ruộng đất, con người phải thuê ruộng đất của chúng để mà cày cấy. Thế nhưng bjn quỷ độc ác, cứ mỗi năm lại tăng tiền thuê đất khiến đời sống con người vô cùng khổ cực.

Một năm nọ, bọn quỷ ra điều kiện, mùa lúa năm đó bọn chúng sẽ lấy ngọn cho gốc. Con người lúc đó đói khổ vô cùng.

Thấy cảnh như vậy Phật rất đau lòng bèn mách bảo cho người dân trồng khoai lang. Vụ mùa tiếp theo bọn quỷ vô cùng tức giận vì không thu được gì chúng liền bác bỏ điều kiện lấy ngọn cho gốc mà đổi thành lấy cả ngọn lẫn gốc. Phật bèn mách cho người dân trồng ngô. Một lần nữa bọn quỷ lại không thu được gì.



 
Cay-neu-ngay-tet-2
 
Sự tích cây nêu ngày Tết (Nguồn: truyencotich)
 
Uất ức bọn quỷ bèn quyết định không cho người dân thuê ruộng nữa. Phật liền bảo người dân đi mua một mảnh đất lớn bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy sắp có được món hời lớn bọn quỷ bèn chấp nhật ngày. Thế nhưng bọn quỷ không ngờ được bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre mở rộng một cách bất ngờ che lấp cả đất liền.

Qủy mất hết đất đai vô cùng tức giận liền tụ tập lại quấy phá, đánh chiếm lại ruộng đất. Biết bọn quỷ sợ voi bột, lá dứa, máu chó Phật bèn dạy người dân dùng 3 thứ đó để chống quỷ.

Qủy bị đuổi ra tận biển Đông lại khóc lóc với Phật xin được 3 ngày trở về đất liền để thăm mồ mả tổ tiên. Phật đồng ý để bọn chúng quay về vào 3 ngày tết Nguyên Đán. Kể từ đó tục dựng cây nêu trước nhà cũng được hình thành. Trên cây nêu có 1 bó lá dứa, 1 chiếc niêu đất bỏ vôi bột, sau đó lấy vôi vẽ hình cánh cung hướng về phía đống để xua đuổi ma quỷ.

 

2.Ý nghĩa của tục dựng cây nêu ngày Tết.

 
Tục dựng cây nêu ngày Tết đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên hình thức cây nêu ở mỗi vùng cũng sẽ khác nhau.

Cây nêu thường là cây tre, trúc, buông, lồ ô có chiều cao khoảng 5-6 m được chặt sạch cành lá chỉ để lại nhánh lá trên ngọn.

Trên ngọn cây treo vòng tròn nhỏ, vòng tròn này buộc nhiều thứ tùy thuộc vào phong tục của địa phương: lá phướn, chuông gió,…



 
Cay-neu-ngay-tet-3
 
Cây nêu ngày Tết (Nguồn: vietnamvanhien)
 
Vào những ngày Tết cổ truyền, ban đêm người ta thường treo thêm đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Ngoài ra người ta còn dựng cây nêu bắt đầu từ 23 tháng chạp khi ông Táo vắng nhà để xua đuổi sự quấy nhiễu của tà ma.

>> Phong tục nhuộm răng đen ngày xưa. 

 
Theo tintuc.

Bài viết cùng loại

Bình luận