10 tấm gương về nghị lực khiến cả thế giới ngưỡng mộ
Nhà soạn nhạc Beethoven
Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.
Nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven tuy bị điếc và không thể cảm nhận âm nhạc nhưng ông vẫn sáng tác những tác phẩm nổi tiếng thế giới (Ảnh Lucare)
Giáo sư vật lý Stephen Hawking
Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là "ông hoàng" vật lý lý thuyết của thế giới.
Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.
Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac.
Sudha Chandran
Sudha Chandran sinh năm 1964, là tấm gương sáng về tinh thần vượt lên số phận, khuyết tật của bản thân. Cô từng tốt nghiệp khoa kinh tế của Đại học Mithibai ở Mumbai, Ấn Độ; sau đó lấy bằng thạc sĩ. Trong một tai nạn giao thông năm 1981, cô bị mất chân phải nhưng không thể đẩy lùi tinh thần thép của cô.
Sau sự cố, cô phấn đấu trở thành một trong những vũ công xuất sắc nhất ở Ấn Độ, liên tục được mời tới các chương trình biểu diễn. Không chỉ là vũ công, cô còn thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền hình của Ấn Độ.
Patrick Henry Hughes
Patrick Henry Hughes sinh ngày 10/3/1988 tại Louisville, Kentucky (Mỹ). Từ khi chào đời, Hughes không có mắt, tay chân không thể duỗi thẳng khiến cậu không thể đi lại được như người bình thường.
Hughes được bố cho tiếp cận với piano từ lúc 9 tháng tuổi, sau đó là kèn. Truyền thông biết đến cậu bé khuyết tật này năm 2006 khi đang là sinh viên Đại học Louisville. Hôm đó, cậu chơi kèn khi ngồi trên xe do cha cậu đẩy. Tài năng của cậu từ ngày đó được nhiều người biết tới, được mời biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước.
Liz Murray
Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.
Randy Pausch
Randy Pausch (23/10/1960 – 25/7/2008) là giáo sư người Mỹ về khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, Pennsylvania (Mỹ).
Năm 2006, ông bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy và chỉ sống được trong thời gian ngắn nữa. Đến 25/7/2008 ông qua đời. Điều làm nên tên tuổi của ông là bài giảng về cách đạt ước mơ từ thời thơ ấu, có tên là Bài giảng Cuối cùng ngày 18/9/2007 tại Đại học Carnegie Mellon. Bài thuyết trình của ông được hàng triệu người theo dõi trên Internet và sau này được viết thành sách. Cuốn sách được dịch ra 35 thứ ngôn ngữ khác nhau.
Sean Swarner
Khi 10 tuổi, anh bị chuẩn đoán ung thư phổi nhưng với nỗ lực không tưởng, anh là bệnh nhân ung thư phổi duy nhất trên thế giới leo được lên đỉnh Everest. Tinh thần vượt lên trên bệnh tật của anh hé mở nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư khác.
Jessica Cox
Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên, sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy tính bằng chân rất nhanh: 25 từ/phút.
Helen Keller
Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.
Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ.
Nick Vujicic
Nick Vujicic sinh năm 1982, là người Australia. Từ khi sinh ra, anh bị khuyết tật: không chân, không tay. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, Nick vươn lên và tự khẳng định mình trong cuộc sống. Anh tốt nghiệp đại học khoa tài chính kế toán và trở thành diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Nick đang sống tại Mỹ.
Hình ảnh của Nick Vujicic chia sẻ kinh nghiệm sống, giao lưu cùng các bạn sinh viên trẻ (Ảnh believersportal)
Theo News Zing
Bài viết cùng loại
- Cô bé 7 tuổi cứu sống hàng triệu trẻ em châu Phi
- Bài học truyền cảm hứng từ thiên tài quá cố Stephen Hawking
- Bài học đáng giá từ giám đốc sáng tạo Piera Gelardi
- Giới trẻ Nhật Bản biết cách chấp nhận và hài lòng với cuộc sống
- Câu hỏi của ông lão đến sửa chữa điện thoại khiến tôi chết lặng…
- Smartphone đang hủy hoại phong cách sống con người như thế nào?
- Bài học niềm tin và nỗ lực không ngừng của bà hoàng truyền thông
- Những chia sẻ đáng suy ngẫm của cựu tín đồ Facebook và Instagram
- Bức ảnh cuối cùng về chú chó trung thành Hachiko
- Một quả quýt có thể khiến kẻ sát nhân quay về thiện lương