Làm sao để làm chủ bản thân của chính mình?

Bản thân chúng ta thì dĩ nhiên chúng ta chính là chủ của nó rồi. Nhưng tại sao lại nghĩ tới việc làm chủ nó nữa để làm gì?

Nếu chúng ta đang hài lòng với cuộc sống của chúng ta, hài lòng với những gì chúng ta có, hài lòng với những gì chúng ta làm, hài lòng với cách chúng ta hưởng thụ cuộc sống, đang cảm thấy bình an, thoải mái thì rõ ràng không cần phải nghĩ tới việc làm chủ bản thân của chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta thấy nhiều việc xảy ra không có như ý. Nhiều thứ chúng ta muốn thì chúng ta lại không đạt được, chúng ta không hưởng được những gì chúng ta muốn, hay chúng ta cũng không hưởng được những gì chúng ta có, chúng ta thực hiện nhiều hành động mà thực sự chúng ta không muốn thực hiện, những hành động gây tổn hại cho chúng ta. Thì chúng ta mới cần nghĩ tới việc làm chủ bản thân của chúng ta.

 


Có nên làm chủ bản thân của chính mình?

Trong trường hợp chúng ta muốn làm chủ bản thân của chúng ta thì như thế nào?


1. Như thế nào là làm chủ bản thân của chúng ta?

Chúng ta đang biết rõ chúng ta làm gì, biết rõ chúng ta đang muốn gì, biết rõ mục đích của việc chúng ta làm, và biết rõ tiến độ của nó đang đi tới đâu.

Chúng ta vẫn thoải mái kiên nhẫn khi những điều chúng ta mong muốn vẫn chưa tới với chúng ta trong sự nhẹ nhàng, thoải mái khi cần chờ đợi và kiên nhẫn.

Thoải mái và bình an khi hưởng thụ những gì chúng ta đang có.

Đón nhận những điều tốt đẹp tới với chúng ta 1 cách an tâm & thoải mái.

Từ chối nhận những gì chúng ta không muốn 1 cách bình an. Vì đón nhận những gì chúng ta không muốn – dù những người khác muốn – thì luôn là nhận rác về nhà. Chúng ta sẽ phải tốn thêm tiền bạc hoặc công sức để đem đổ bỏ nó đi.

An tâm thực hiện những kế hoạch đạt tới những điều tốt đẹp hơn cho chúng ta.

Chúng ta không làm hại bản thân mình. Không nghĩ tới hay thực hiện những điều làm đau bản thân chúng ta, làm hủy hoại tài sản hay những mối quan hệ tốt đẹp của chúng ta.

2. Nếu không làm chủ được bản thân của chúng ta thì sẽ như thế nào?

Chúng ta thường xuyên nghĩ tới việc làm sao để giống những người khác.

Chúng ta thường xuyên nghĩ tới việc làm sao để chúng ta phải khác người khác.

Chúng ta thường xuyên cảm thấy hối tiếc về 1 số hành động của chúng ta.

Chúng ta thường sợ hay lo lắng là mình sẽ làm điều gì đó khiến người khác không hài lòng.

Chúng ta thường có tâm trạng sợ chúng ta thất bại khi làm điều gì đó.

Chúng ta tiếp tục thất bại vì những lo lắng và phản ứng thái quá của chúng ta.

Chúng ta thường có những nỗi sợ vô cớ.

Chúng ta thường tự trách móc bản thân mình hay người khác khi có việc gì đó xảy ra không như ý.

 


Hãy làm chủ cuộc sống, đừng để cuộc sống làm chủ bạn!

 


3. Làm sao để làm chủ bản thân của chúng ta?

Để làm chủ bản thân mình, cốt lõi nhất vẫn là SỰ THẬT. SỰ THẬT có nghĩa là nói thật & làm thật. SỰ THẬT có nghĩa không nói xạo, dù lời nói xạo đó là vô hại – và vẫn cần tránh làm tổn thương người khác.

Chúng ta cũng thường ảo tưởng về việc làm chủ bản thân mình. Chúng ta thấy mình thường nói nhiều về mình. Nói mình tốt như thế này, tốt như thế kia, hay không tốt như thế này, thế kia. Nhưng trong việc chúng ta làm, nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy rất nhiều lần mình làm ngược lại điều chính mình nói.

Để đạt được SỰ THẬT thì đầu tiên phải làm chủ Tâm Trí của chúng ta, vì Tâm Trí điều khiển cả Thân & Tâm của chúng ta.

Tâm Trí của chúng ta gồm 2 phần: Ý Thức & Vô Thức (Tiềm Thức) và cả 2 phần này đều quan trọng như nhau, nhưng Vô Thức chiếm tới hơn 99% Tâm Trí và rất khó kiểm soát, nên chúng ta nên tập trung nhiều hơn.

Trong phần Vô Thức, cảm xúc chính là chất tác động, kích thích suy nghĩ & hành động của chúng ta. Khi có cảm xúc tích cực, chúng ta sẽ có suy nghĩ tích cực, và làm những việc tốt. Khi có cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ có suy nghĩ tiêu cực, và làm những việc gây tổn hại cho chính chúng ta và cho những người khác.

Để kiểm soát tốt bản thân chúng ta, thì cả cảm xúc tiêu cực & tích cực đều có thể làm chúng ta thiếu tỉnh táo. Cảm xúc tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, chán nản, tức giận...) khiến chúng ta hành động gây hại, cảm xúc tích cực (vui vẻ, hưng phấn, yêu thương, thỏa mãn...) khiến chúng ta dễ dãi và ảo tưởng quá mức thực tế nên có thể khiến chúng ta suy nghĩ & hành động thiếu tỉnh táo.

Để kiểm soát tốt bản thân chúng ta, thì các cảm xúc bình an, nhẹ nhàng, thoải mái sẽ giúp cho chúng ta sự làm chủ tốt nhất ở bản thân mỗi người.

 

Nguồn: SuKyDieu

Bài viết cùng loại

Bình luận