LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG NGƯỜI TIÊU CỰC? (PHẦN CUỐI)

phần mộtphần hai, chúng ta đã hiểu cách đối phó với kẻ phê bình và không ưa mình, vậy phần cuối cùng, ta hãy xem người chẳng bao giờ phê bình hay chỉ trích mình, nhưng lại luôn trong tâm trí ta mỗi ngày.
 

Đối thủ của mình

Ồ, những đối thủ. Dường như họ có ở khắp nơi. Khi nhắc đến đối thủ, hành động và phản ứng của bạn cần khác với những kẻ phê bình và những kẻ ghét bạn. Doanh nhân khởi nghiệp và cựu cầu thủ Lewis Howes có chung một suy nghĩ đối với việc cạnh tranh: “Nếu chỉ một người thắng và người kia thua, bạn đã mất cả 2, điều quan trọng là hãy tạo ra trải nghiệm cho tất cà mọi người. Vậy nên tôi luôn đứng ở lập trường sao cho tất cả các bên đều có lợi và có điều mình muốn, sau cùng tự họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên điều đó”.
Khi quá chú ý vào đối thủ, cố gắng chạy đua theo họ nhằm tiến lên phía trên. Đó không bao giờ là một việc tốt. Tôi theo chân đối thủ mình để học hỏi, nhưng dự định của tôi là đi con đường của riêng mình và tiến đến mục tiêu mà tôi đã đặt ra cho bản thân và công việc.
Trong kinh doanh, hãy xác định đối thủ chính của bạn, dù là trong quảng bá hay cạnh tranh tìm đối tác. Sau đó, chọn một lĩnh vực họ làm tốt hơn bạn, hoặc một lĩnh vực vượt trội nhất của họ và góp ý về nó. Nếu điều này là không dễ với bạn, hãy thử góp ý với người làm chung nhóm hoặc đồng nghiệp. Trong buổi họp mặt, hãy ngợi khen đối thủ và chúc mừng thành công họ đạt được nếu có. Đây là một phần của việc đổi mới cả xã hội – xây dựng nên một tương lai mà thế hệ tiếp sau có thể sáng tạo, chấp nhận, và phát triển những ý tưởng mới. Hãy biết ơn cơ hội được cạnh tranh – để thắng hoặc thua – vì dù nằm ở vị thế nào, mỗi bài học rút ra là vô giá.

 

Đừng bao giờ quá cạnh tranh hay ghen tỵ với đối thủ của mình. Cố gắng hợp tác để tạo kết quả tốt đẹp cho hai bên. Hãy tạo thói quen tôn trọng đối thủ, điều đó sẽ giúp bạn dung hòa các mối quan hệ nhằm đạt được lợi ích cả hai bên.
Khi bạn không đối xử với đối thủ bằng lòng tốt, bạn có thể biến mình thành kẻ chỉ trích hoặc một kẻ ghét bỏ họ, và điều này chẳng tốt cho ai cả.


Ứng phó với đối thủ của mình, bạn hãy:

-Đứng bên lề và cổ vũ cho sự cố gắng của họ.
-Hãy dẫn dắt họ hoặc góp phần tạo nên những giá trị có lợi cả họ và bạn.
-Theo dõi đối thủ của bạn, học hỏi từ họ và đừng quên mục đích thực sự của mình chứ không phải mãi là kẻ theo đuôi người khác.

 

HÃY CHẤP NHẬN BẢN THÂN BẠN.

Nếu không có những người phê bình, người ghét bạn, đối thủ, xã hội này sẽ phát triển như thế nào đây? Mọi người sẽ sống trong cái vòng an toàn của mình. Tôi không bao giờ để nỗi sợ hãi cản đường mình cả. Tôi tin tưởng bản thân mình. Việc quan trọng là phải tự mình viết nên câu chuyện đời mới mẻ, để cổ vũ và truyền cảm hứng cho những người khác, thậm chí là kẻ phê bình, ghét bỏ ta hay đối thủ cạnh tranh của ta. Nếu điều tôi dạy và chia sẻ bị đánh cắp, tôi vẫn sẽ ổn thôi. Bởi lý tưởng của tôi là truyền cảm hứng và thắp lên ánh lửa trong mỗi người để họ có thể vươn xa hơn. Những gì ta làm hôm nay sẽ định hình nên thế hệ mai sau. Vậy nên tôi sẽ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích lối cạnh tranh mà mọi người cùng thắng, khuyến khích mọi người hãy kể vể câu chuyện đời mình mà không sợ hãi trước lời phán xét của người khác.
Họ nói rằng “Bắt chước là một hình thức hâm mộ thật lòng” và tôi muốn kết lại bởi một câu nói của Howes: “Luôn có ai đó hoặc lý tưởng nào đó cho ta theo đuổi. Chìa khóa để có được điều bạn muốn theo đuổi nó nhưng đừng đánh mất bản thân” Hãy là chính mình và tất cả những kẻ phán xét, nói xấu hoặc đối thủ trong đời bạn sẽ chìm vào cái nền mờ nhạt đằng sau.
Nguồn: Tổng hợp
 

Bài viết cùng loại

Bình luận