KHÔNG CÒN E NGẠI THUYẾT TRÌNH TRONG 9 BƯỚC (PHẦN 2)

kì trước, chắc các bạn đã biết phương pháp chuẩn bị cho buổi “trình diễn” của mình rồi phải không nào. Lần này chúng ta hãy cùng xem khi đã bước lên khán đài thì sẽ làm gì để vượt qua nỗi sợ nhé.


5. Hít thở sâu

Hãy luyện tập cách hít thở này trước khi bước lên bục để thuyết trình. Bài tập này sẽ giúp cơ thể và tâm trí của bạn thư giãn. Hơn nữa, đây là cách bạn có thể áp dụng bất kì nơi đâu, thậm chí khi bạn đang bước chân lên bậc thềm sân khấu. Nhắm mắt lại và nhủ rằng:”Không việc gì phải vội, bình tĩnh thôi.”


6. Tương tác với khán giả

Nếu bạn cảm thấy quen bài hay quá hồi hộp không thể tiếp tục. Bạn có thể đặt câu hỏi để tương tác với khán giả. Điều này không những giúp bạn lấy lại sự tự tin, mà còn tạo không khí thân mật và nhận được sự đánh giá cao từ mọi người. Bạn có thể đặt những dạng câu như:” Bạn vui lòng bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề sắp đề cập tới?” hay là “Có bạn nào muốn chia sẻ ý kiến về vấn đề này không?”. Và tuyệt nhiên không hỏi những câu mình phải trả lời lại, trong bài viết này tôi đang muốn giúp những bạn gặp vấn đề trong việc đối mặt nỗi sợ thuyết trình, vì thế những bạn đó chưa đủ giỏi để điều khiển buổi thuyết trình như mong muốn.
 
 

7. Bỏ qua những phần đã quên

Một trong những sai lầm nhất của người thuyết trình kém là, cố gắng nhớ lại chữ mình chuẩn bị sẵn. Mọi thứ đều ổn nếu bạn bỏ qua một phần trong bài thuyết trình dự định, thậm chí sẽ không ai biết điều đó nếu bạn đang thuyết trình về một chủ đề mới mẻ. Việc dừng lại chỉ để nhớ một vài ý sẽ làm bạn tạo cảm giác xấu cho khán giả. Họ sẽ cảm thấy bạn vừa đáng thương vừa đáng chê trách. Hơn nữa, cũng không có gì đảm bảo bạn sẽ nhớ được ý đã quên, mà còn làm bạn quên luôn những ý còn lại.


8. Đừng cố gắng đoán người khác nghĩ gì về mình

Bạn đang trong giai đoạn thuyết trình liên tục, hãy tập trung vào đó và đừng cố gắng xem người khác có lắng nghe mình hay không. Có nhiều người không nhìn thằng vào mắt bạn, nhưng tai họ vẫn nghe. Thậm chí nếu bạn cứ cố đoán phản ứng của khán giả, bạn sẽ mất động lực để nói tiếp. Hãy tập trung vào những con chữ mình đã chuẩn bị, và đưa nó ra ngoài càng nhanh càng tốt. Hãy nhớ ràng tập trung chứ không phải là vội vã. Và cũng đừng quên bạn đang thuyết trình chứ không phải một chiếc máy đang đọc tài liệu.
 
 

9. Tưởng tượng mình đã thành công

Và điều cuối cùng, đây cũng là một trong những bí quyết hay nhất của nhiều diễn giả nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết. Tâm trí bạn tuyệt vời hơn bạn nghĩ. Nó không thể phân biệt đâu là thật, đâu chỉ là tưởng tượng. Vì thế, hãy định hình cho tâm trí mình rằng, mình đã thành công. Bạn đã có một buổi thuyết trình tuyệt vời, bạn đứng trên bục với tất cả sự tự tin, giọng nói bạn tràn đầy năng lượng và cảm hứng. Tất cả mọi người dều lắng nghe bạn chăm chú và không tiếc lời khen ngợi khi bạn kết thúc buổi thuyết trình. Hãy cố gắng hình dung quan cảnh tuyệt vời đó càng chi tiết càng tốt. Hãy để tâm trí bạn nghĩ rằng, bạn đã là một người diễn giả sành sỏi, việc bược lên sân khấu trước hàng trăm người không là gì với bạn. Tin tôi đi, áp dụng phương pháp này thuần thục bạn sẽ nhanh chóng đánh lùi được cơn sợ đó.
 

Lời cuối, đây là phương pháp cơ bản nhất giúp bạn vượt qua nỗi sợ, có thể một vài điều khác với kĩ năng năng thuyết trình chuyên nghiệp mà nhiều bạn đã biết. Nhưng, ở đây mình muốn nói rằng, việc bạn “sống sót” trên bục thuyết trình quan trọng hơn là việc bạn truyển cảm hững cho khán giả. Nếu những bạn nào đã chạm trần trong việc thuyết trình, hãy coi bài viết này như là tài liệu tham khảo để chỉ lại cho đàn em mới bắt đầu nhé!
Minh Phúc

Bài viết cùng loại

Bình luận