5 TÌNH HUỐNG MÀ IM LẶNG LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT

Sự im lặng đôi khi thể hiện nhiều ý nghĩa, nhưng không dẫn đến sự xung đột. Im lặng vừa trả lời được các câu hỏi của đối phương, vừa không làm mất lòng vì giữ được ngôn ngữ hình thể. Nếu bạn không giữ được sự im lặng của mình, bạn sẽ chẳng bao giờ tách biệt khỏi đám đông ngoài kia. Những tình huống sau đây nên cần xem xét lựa chọn im lặng là tốt hơn.
 

1. Khi người khác không tin tưởng bạn

Con người đôi khi không tin tưởng nhau bởi một lý do nào đó. Hãy tưởng tượng khách hàng bắt đầu cuộc thương lượng sản phẩm, và anh ta kết luận sản phẩm của bạn không chất lượng. Sản phẩm của bạn chưa ấn tượng, màu sắc chưa đẹp hay kiểu dáng lỗi thời và họ cho rằng sản phẩm của bạn không tốt. Trong tình huống này bạn chỉ cần im lặng để xem xét các lý do họ đưa ra để dẫn tới kết luận không tin tưởng. Một ví dụ khác như, thời còn học sinh cha mẹ thường cấm đi chơi khi chưa xin phép. VIệc bạn cần làm là chứng minh cho họ thấy bạn đã trưởng thành và đủ suy nghĩ thấu đáo về hành động của mình. Nên nhớ rằng người khác không tin tưởng bạn vì một hay hai lý do nào đó, bạn chỉ việc im lặng và chứng minh bằng hành động chứ không phải lời nói.
 
 

2. Khi người khác hiểu lầm bạn

Một trường hợp vô cùng kinh điển, bạn đang trong cuộc tranh cãi nhưng người đối diện hiểu lầm ý kiến của bạn. Cách tốt nhất là im lặng và giải thích sau đó. Nếu bạn cố gắng chứng minh điêu đó thì càng làm tình hình tồi tệ hơn, bởi cả hai bên đều đang trạng thái nóng giận và khó nghe được bên kia nói gì. Bình tĩnh nuốt cơn giận, chờ khi cả hai bình tĩnh rồi hẵng giải thích cũng chưa muộn. Tuy nhiên đừng kéo dài quá lâu, nếu không cả hai sẽ mất tình bạn vĩnh viễn.

 
 

3. Khi bạn không hiểu biết về chủ đề đang bàn luận.

Khi mọi người đang hăng say bình luận, còn bản thân chỉ biết nín thin như cục đất. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thua kém và muốn phát biểu điều gì đó. Trên thực tế, bạn không cần cảm thấy phải nói điều gì đó, bởi vì lĩnh vực đang thảo luận bạn không hiểu biết nên chắc chắn lời nói của bạn không chứa nhiều thông tin giá trị. Vì thế đừng phát biểu nếu bạn cảm thấy mình không thực sự hiểu rõ điều đó.
 
 

4. Khi bạn chưa biết cách ăn nói

Điều này có vẻ kì cục nhưng sự thật một số người luôn bị gán mác “vô duyên”. Nếu bạn cũng thường bị bạn bè châm chọc điều đó thì tôi khuyên bạn nên xem lại cách mình ứng xử với người khác. Nếu bạn nhìn nhận rằng bản thân chưa thực sự có duyên trong ăn nói, tốt nhât đừng nói quá nhiều. Nhưng, bạn phải tập nói để chữa căn bệnh ấy. Hãy chú ý quan sát tình huống và lựa chọn phản hồi thích hợp.
 
 

5. Khi bạn đang nói chuyện

Ồ, tại sao đang nói chuyện nhưng phải im lặng nhỉ. Ý nghĩa ở đây là bạn nên có điểm dừng trong cuộc nói chuyện của mình. Hãy nhớ lại những bà thím nhiều chuyện “tám” không có điểm dừng. Bạn không thích điều đó phải không nào? Người khác cũng thế. Vì vậy, hãy nhường lời cho người khác khi bạn kết thúc một ý. Đừng cố gắng biến cuộc trò chuyện thành sân khấu riêng mình. Hãy để mọi người tham gia tạo nên bầu không khí chung để các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
 
Minh Phúc

Bài viết cùng loại

Bình luận