ĐỂ LẮNG NGHE HIỆU QUẢ HƠN

Trong giao tiếp, lắng nghe là một công đoạn rất quan trọng. Những người giỏi lắng nghe luôn thấu hiểu người khác hơn, đạt hiệu quả trong giao tiếp. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng không toàn tâm chú ý lắng nghe dễ gây hiểu lầm trong việc truyền tải thông điệp giữa hai bên và lãng phí thông tin
 
Nếu bạn dành thời gian để tập trung lắng nghe những gì mà người đối diện nói, thông tin phản hồi mà bạn nhận được rất quý giá. Bạn sẽ thấu hiểu mọi người hơn, tạo được niềm tin và sự gần gũi mỗi khi nói chuyện với mọi người.
 
Vậy để lắng nghe hiệu quả hơn thì cần có những kĩ năng nào?
 

1. Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của bạn

 

 
Ngôn ngữ cơ thể hay Body Language là cách bạn thể hiện lời nói của mình thông qua các động tác của cơ thể, từ cách nhìn, cách đưa tay... Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể còn cho thấy sự quan tâm của bạn đến câu chuyện của người khác. Từ cách bạn nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện, nở một nụ cười thân thiện và cái gật đầu thường xuyên sẽ cho thấy bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ

Những khi bạn cảm thấy không thoải mái, những động tác như bắt chéo tay, đặt tay vào túi quần hay ngó lơ sang nơi khác đều sẽ tạo được rào cản và sẽ không khuyến khích người khác tiếp cận bạn

 

2. Tập trung vào đối tượng giao tiếp

 

 
Nếu bạn đang ở một nơi đông đúc chắc chắn bạn sẽ dễ bị xao lãng vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Hãy cố gắng tập trung hơn vào người bạn đang giao tiếp để người đối diện không cảm thấy hụt hẫng. Giống như vậy, khi đang nghe điện thoại, bạn hãy để máy tính sang một bên để tránh phân tâm và thể hiện sự tôn trọng với người đang nói chuyện với bạn
 

3. Không ngắt lời người khác

 

 
Chắc hẳn nếu như bạn đang nói chuyện mà có người ngắt lời bạn, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ bực mình và thất vọng. Tương tự như vậy, nếu như bạn ngắt lời người khác, họ sẽ đánh giá bạn là người thô lỗ và mất lịch sự. Lắng nghe cũng là một cách tốt để xây dựng lòng tin, nếu như bạn ngắt lời ai đó, nó sẽ hạn chế cơ hội để người nói thể hiện cảm xúc hoặc ý kiến của mình. Để đảm bảo rằng bạn không ngắt lời người khác, hãy dừng lại vài giây trước khi trả lời
 

4. Đặt câu hỏi

 

 
Khi bạn đặt những câu hỏi thích hợp, người đối diện sẽ cảm thấy hào hứng và họ sẽ nghĩ bạn đang chăm chú lắng nghe câu chuyện của họ. Nếu bạn chú ý quan tâm tích cực đến cuộc sống của người khác, họ sẽ quý mến bạn

Những câu hỏi mở sẽ mang lại những cơ hội tốt cho mọi người hiểu ý nhau trong một chủ đề nhất định và sẽ làm cho buổi trò chuyện thêm thú vị

 

5. Đồng cảm với người nói

 

 
Đừng chỉ lắng nghe bằng đôi tai, hãy sử dụng đôi mắt và trái tim của bạn nữa. Cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu đầy đủ quan điểm của họ

Lắng nghe và thấu hiểu, không nên chỉ tập trung vào những gì bạn sẽ nói tiếp theo. Sử dụng trái tim của mình để hiểu những gì người đối diện đang nói, khi bạn đã hoàn toàn đồng cảm với người đối diện, hãy phản hồi một cách tích cực

 
Theo best.edu

Bài viết cùng loại

Bình luận