NHỮNG THÓI QUEN CỦA NGƯỜI LỊCH SỰ (PHẦN 2)

4. Khiến người đối diện nói về bản thân họ
 

Tôn trọng người khác chính là cốt lõi của lịch sự. Vì vậy, hãy khuyến khích mọi người chia sẻ những gì những gì họ muốn, tạo điều kiện cho mọi người thể hiện...

Giao tiếp khéo léo đòi hỏi nhiều kỹ năng, nhưng bạn chỉ cần nhớ một điều duy nhất, đó là hãy làm người khác thấy thoải mái, được chào đón bằng tình cảm chân thành của bạn.
 

5. Không cố gắng áp đặt

 

 
Mỗi người trong chúng ta đều có những quan điểm riêng biệt, những câu chuyện hay ho để chia sẻ. Điều đó làm giao tiếp trở nên thú vị. Tuy nhiên, thái độ chừng mực giúp bạn trở thành người lịch sự.
Nếu bạn là lãnh đạo, giảng viên, nhà truyền giáo thì việc chia sẻ càng nhiều càng tốt được khuyến khích. Nhưng nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ vấn đề nào đó thì tốt nhất đừng chia sẻ lời khuyên, đừng bàn ra tán vào. Vừa không đúng, vừa vô duyên.

 
Tuyệt đối không ra quyết định thay bất kỳ ai, dù là chuyện nhỏ như chọn món trong nhà hàng, bên cạnh đó cũng đừng cố áp đặt bất cứ điều gì cho người khác.

6. Không ngừng lịch sự

 
Người lịch sự không lịch sự chỉ một lần. Đây là những thói quen tốt cần duy trì dài lâu và để bắt đầu. Luôn cười tươi, thân thiện và hòa đồng sẽ là chìa khóa chính giúp bạn có những mối quan hệ và những ấn tượng tốt đẹp
 

 
 
Rèn luyện những thói quen tốt, lịch sự là cách đơn giản để nâng cao giá trị bản thân, khiến bạn mau chóng giành được sự tôn trọng, giúp phát huy những đức tính tích cực trong bạn và khiến tất cả mọi người đều thoải mái khi ở cạnh bạn
 
Theo doanhnhansaigon
 

Bài viết cùng loại

Bình luận