HỌC CÁCH TỪ CHỐI
Từ chối là khi bạn không muốn nói “có” trước yêu cầu của người khác. Sự e ngại khi từ chối vốn xuất phát từ giá trị cộng đồng của văn hóa Việt Nam, khi người ta muốn “dĩ hòa vi quí”, khi người ta sợ làm mất lòng nhau nếu bản thân bày tỏ sự chính kiến của bản thân. Có nhiều cách từ chối và có những ưu điểm riêng trong từng tình huống cụ thể, tùy theo bạn muốn thể hiện điều gì với người đưa ra yêu cầu.
Thẳng thắn từ chối
Thẳng thắn từ chối là một cách từ chối trực tiếp, không cần che đậy sự từ chối của mình. Nhưng nếu muốn từ chối thẳng thắn thì có rất nhiều cách để lựa chọn và cũng không nên từ chối một cách thẳng thừng, mất lịch sự.
Khi muốn thể hiện quyền lực một cách thuần túy, bạn chỉ cần nói một từ “Không!” trước lời yêu cầu hoặc đề nghị của ai đó. Tuy nhiên, với cách từ chối này, người khác cảm nhận được quyền uy của bạn, nhưng nhiều khi sẽ kèm theo sự ấm ức hay khó chịu từ người khác, bởi họ không hiểu cách mà bạn nghĩ về yêu cầu của họ.
Khi bạn nói “không” nhưng kèm theo lời giải thích, ví dụ như: “Không, tôi cần phải đi công tác rồi” thì từ "không" lại mang ý nghĩa của một lý do rõ ràng và thẳng thắn khi từ chối. Lúc này người bị từ chối có cơ hội hiểu được sự hợp lý của lời từ chối và có thái độ dễ chấp nhận hơn. Nếu xuất phát từ mong muốn điều tốt đẹp hơn cho đối tác, cho công việc, mối quan hệ giữa các bên hay là một lợi ích hợp lý không phải cho riêng bạn thì sự từ chối thẳng thắn của bạn sẽ thuyết phục hơn.
Từ chối khi bạn cần thiết
Trong một trường hợp về sự từ chối, kiểu từ chối xã giao được diễn đạt khi bạn nói “ không,cảm ơn”. Lời từ chối thể hiện sự tôn trọng của bạn đến mối quan hệ giữa 2 người. Sự khước từ xã giao có ý nghĩa bảo vệ quyền uy của bạn mà không có ý làm mất lòng người khác.
Nếu bạn muốn nhanh chóng kết thúc thời gian cho những yêu cầu vô lý, chán ngắt của những người mình không muốn chấp nhận, thì sau lời từ chối bạn nên thêm vào cảm ơn và tạm biệt.
Một kiểu từ chối khác biểu lộ một cách tinh tế là khi bạn nói: “Tôi nghĩ là không” và mỉm cười. Lời từ chối thẳng thắn nhưng đầy thuyết phục này sẽ khiến đối phương đẹp lòng hơn.
Từ chối không trực diện
Từ chối không trực diện là kiểu từ chối mà bạn không nói từ: “Không” nhưng người nghe vẫn hiểu là bạn đang từ chối. Trong lời từ chối sẽ thể hiện quan điểm cá nhân, nêu ra nguyên tắc mà bạn tuân thủ. Bạn thể hiện một thái độ kiên quyết cho thấy thái độ của bạn là không thay đổi, chứ không phải là ý kiến nhất thời, nó sẽ ép người khác tôn trọng ý kiến của mình. Kiểu từ chối này tăng thêm sự uy tín và thái độ mà không ai thay đổi được của bạn.
Nói “Không” và kèm theo những biểu hiện cử chỉ và nét mặt thân thiện, sẽ làm tăng giá trị cho sự từ chối của bạn, tạo sự tin tưởng cho lời nói. Bạn thử tưởng tượng khi bạn từ chối “Không” với ai đó với một vẻ mặt không cảm xúc thì sẽ như thế nào? Có lẽ một sự từ chối như thế là không tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của người bị từ chối, gây mất thiện cảm với người khác. Dù lời khước từ có hợp lý thì cũng khó để được hoan nghênh.
Nói không để từ chối là rất khó, ở một mức nào đó cần sự dũng cẩm của người nói, nhưng nếu biết cách nói không một cách hợp lý thì tất cả đều tốt đẹp. Điều quan trọng là bạn cần biết đánh giá đúng tình hình để quyết định “Không” hay “Có” của bạn luôn luôn sáng suốt.
Bun (Theo
Bài viết cùng loại
- Đứng trên đôi chân của chính mình
- Phụ nữ hiện đại
- Vượt qua nỗi sợ mang tên Body Shaming
- Làm thế nào để phát triển tự nhận thức?
- Tầm quan trọng của tự nhận thức
- Những cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo phần 2
- Những cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo phần 1
- Làm sao để trông tự tin hơn?
- Làm cách nào để chủ động hơn
- 8 thói quen giúp bạn làm việc hiệu quả phần 2