NGÔN NGỮ CỬ CHỈ TRONG GIAO TIẾP

Giao tiếp là hoạt động diễn ra hằng ngày, trong khi nói, họ thể hiện bằng hai ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu, đó là ngôn ngữ (lời nói) và phi ngôn ngữ (cử chỉ).
 

Vai trò của cử chỉ trong giao tiếp
 

Trong những tình huống cụ thể, cử chỉ có những ý nghĩa nhất định. Giao tiếp bằng mắt, nét mặt, động tác cơ thể,... là một phần giao tiếp bằng cử chỉ. Nó góp phần quan trọng vào sự thành công trong giao tiếp.
 


Giao tiếp với những cử chỉ tay


Lòi nói và cử chỉ kết hợp phù hợp với nhau sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp đối diện. Khi bạn hiểu được ngôn ngữ cử chỉ, đôi khi sẽ giúp bạn nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra, trong những lúc như vậy bạn có thể thay đổi tình thế kịp thời. Ngoài ra, trong những trường hợp tế nhị, cử chỉ có thể diễn tả thay cho lời nói khó thành lời.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của cử chỉ trong giao tiếp ít được quan tâm. Họ chỉ cố lắng nghe nội dung của cuộc trò chuyện, hoặc ít khi để ý đến cử chỉ của đối phương. Ngoài ra, hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể không phải là dễ.

 

Tầm quan trọng của cử chỉ trong giao tiếp


Thứ nhất, thông qua cử chỉ có thể biết khá nhiều thông tin về thái độ, tâm lý của chủ thể. Theo Albert Maerabian, trao đổi thông tin qua phương tiện bằng lời là 7%, qua phương tiện âm thanh (gồm giọng điệu, giọng nói, ngữ điệu, âm thanh) là 38%, còn qua các phương tiện không bằng lời là 55%.

Thứ hai, các nhà khoa học đã chứng minh cử chỉ của con người biểu hiện so với lời nói chân thực hơn và ít dối trá hơn. Thật vậy, cử chỉ mà con người thực hiện trong khi giao tiếp ít chịu sự kiểm soát của lời nói. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tín hiệu không lời mang thông tin nhiều gấp 5 lần so với nói bằng lời. 75 % thông tin mà con người thu nhận được là qua kênh thị giác, qua kênh thính giác là của ý thức, chúng chủ yếu là những hành vi vô thức, là những thói quen, mà con người không hoặc ít nhận biết được. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta có những cử chỉ gây khó chịu cho người đối thoại mà ta không nhận ra.

 


Sử dụng cử chỉ minh họa cho lời nói

 

Với tầm quan trọng như vậy, ngôn ngữ cơ thể đã được dạy chuyên biệt để gây ấn tượng tốt. Các chính trị gia là những người đầy kinh nghiệm trong việc sử dụng các động tác cơ thể để gây lòng tin, thiện cảm với cử tri. Ca sĩ luôn rèn luyện các động tác cơ thể diễn tả tình cảm của bài hát, nhằm thu hút khán giả. Diễn viên là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp việc diễn xuất tâm trạng của nhân vật qua nét mặt, điệu bộ, dáng đi… Các nghệ sĩ kịch câm, đặc biệt danh hài Sác-lô là bậc thầy trong việc biểu đạt tâm trạng, tình cảm bằng các tín hiệu phi ngôn ngữ. Khi sản xuất phim hoạt hình, người ta tìm giảm thiểu lời nói, tăng cường ngôn ngữ cơ thể của các nhân vật. Nhiều bộ phim dù ít đối thoại, hoặc không được dịch ra tiếng bản địa như "Hãy đợi đấy", "Tom và Jery"… vẫn dễ hiểu và đầy hấp dẫn đối với trẻ em. Thậm chí, trong cuộc sống hàng ngày, những kẻ lừa đảo cũng thường lợi dụng các cử chỉ để lừa dối người khác.

Trong công việc, nên tìm hiểu ý nghĩa của cử chỉ cơ thể để giao tiếp thành công hơn. Cùng với đó rèn luyện những cử chỉ thân thiện và hạn chế những cử chỉ khó chịu là cần thiết.

 

Bun (Theo kyna.vn)

Bài viết cùng loại

Bình luận