6 BƯỚC ĐỂ CHIẾN THẮNG BỆNH "LƯỠNG LỰ"

Có những phút giây bạn lưỡng lự, hãy học cách thoát khỏi nó qua 6 bước để thành công.


Bước 1: Quyết định


Hãy quyết định nếu bạn muốn làm một việc nào đó mà mình thật sự muốn. Cho dù kết quả có thể không được như bạn mong muốn, nhưng bạn đã làm và nhận được kết quả cho nó. Đừng vì một sự thất bại mà mất ý chí, gục ngã. Sau thất bại bạn có thể đứng lên thì bạn mới rút được kinh nghiệm.
 

Bước  2: Thực hiện


Nếu đã quyết định thực hiện công việc đó, bạn phải quyết định thực hiện ngay lúc đang suy nghĩ hay sẽ làm vào lúc nào. Hãy cho công việc một cái tên và một thời gian cụ thể và thực hiện nó.
 

Bước 3: Không tự ti


Khi giây phút lưỡng lự xảy ra khi bạn vấp phải một vấn đề khó khăn, nan giải, hay phải làm việc này việc kia. Lúc này đây bạn phải quyết tâm nói to với chính mình ‘ dừng lại và làm việc ngay thôi’.

Bạn hãy trả lời câu hỏi: "Điều gì khiến mình lưỡng lự như thế này nhỉ?", câu trả lời có thể là: "Việc đó khó quá, có cách nào làm dễ hơn, vui hơn không?". Hãy bắt đầu bằng việc chia công việc thành từng phần và bắt đầu tự việc nhẹ nhàng nhất. Đừng ngại khi phải nhận sự giúp đỡ từ một ai đó và đừng tự ti cho rằng mình không đủ sức hay chuyên môn để làm việc mình thích.

 

Quyết tâm để thoát khỏi bệnh lưỡng lự

Hãy đánh giá khả năng của mình, nếu bạn không tự tin lắm hãy tham dự các khóa huấn luyện, hoặc trường hợp công việc quá sức mình hãy mạnh dạn thay đổi chỗ làm việc khác phù hợp hơn. 
 

Bước 4: Giải quyết công việc


Hãy gặp trực tiếp người có liên quan đến công việc để giải quyết công việc ngắn và hiệu quả nhất, thay vì ngồi một chỗ để tìm hiểu, phỏng đoán làm mất thời gian mà thông tin chưa chắc đã chính xác.
 
Bước 5: Rút kinh nghiệm

Khi tất cả công việc đã hoàn tất, bạn nên dành chút thời gian để xem xét lại kết quả công việc. Đây là thời gian giúp bạn nhìn lại quá trình và rút ra kinh nghiệm. Nếu bạn chưa hài lòng hãy nhờ một người có kinh nghiệm về lĩnh vực bạn làm và nhờ họ chỉ dạy thêm.

 
Bước 6: Thư giãn

Hãy thư giãn, thưởng cho mình bằng những món ăn hay chơi thể thao mình thích khi đã vượt qua bệnh lưỡng lự. Nhưng bạn cần lưu ý rằng bệnh lưỡng lự có thể tái phát, có nghĩa là bạn cần quyết tâm, chuyển tải mọi công việc cần, sẽ và phải làm lên lịch làm việc và đừng bỏ qua bất kể những kế hoạch đã định ra.

 
Bun (Theo Người Lao Động)

Bài viết cùng loại

Bình luận