Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nhận ra đâu là vấn đề cần giải quyết

 

Khi gặp vấn đề cần giải quyết bạn nên xem xét mọi chuyện thật kỹ, bằng cách đưa ra những câu hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Như vậy sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian
 

Xác định chủ sở hữu vấn đề

                                   

Bạn cần phải biết được giới hạn của mọi chuyện. Không phải vấn đề nào cũng xuất phát từ bạn và cần bạn để giải quyết. Cách làm này sẽ giúp bạn tự xác định quyền hạn, năng lực mình ở đâu. Từ đó có thể đưa cho đúng người để giải quyết vấn đề.
 

Chọn cách thức giải quyết vấn đề
Chọn cách thức giải quyết vấn đề ( Nguồn: HuynhVanSon)

 

Hiểu vấn đề

 

Sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết mọi chuyện, không tốn hao quá nhiều tiền bạc hay công sức. Bạn có thể tự đưa ra một số câu hỏi để làm rõ vấn đề: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?


Chọn giải pháp

 

Khi mọi chuyện đã được tìm hiểu rõ thì bước chọn giải pháp sẽ rất chú trọng đến các phương án sáng tạo và linh động


Thực thi giải pháp

 

Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có trách nhiệm liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác
 

Lựa chọn giải pháp
Lựa chọn giải pháp ( Nguồn: Best)

 

Đánh giá

 

Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.
 

Có thể lần đầu tiên giải quyết mọi chuyện sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn thường xuyên áp dụng những kỹ năng này vào công việc thực tiễn thì giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện

>>Đừng cố gắng làm hài lòng mọi người

 

Theo HocTap

 

Bài viết cùng loại

Bình luận