Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh nhút nhát của giới trẻ

Đã bao giờ bạn nghe đến lời tâm sự của bạn trẻ nào đó như thế này chưa: Năm nay mình đã là sinh viên năm 2 rồi nhưng mình rất nhút nhát, không dám đứng phát biểu trước đông người, rất e ngại khi phải đến nơi nhiều người, tiệc tùng, nói chuyện không dám nhìn thẳng vào người khác…Mình phải làm sao để hết nhút nhát đây?

Bên cạnh một bộ phận các bạn trẻ năng động, tự tin trong mọi hoạt động công việc học tập của họ thì cũng có một số bạn trẻ cảm thấy nhút nhát, không tự tin vào bản thân. Vậy nguyên nhân bệnh nhút nhát vì đâu và khắc phục thế nào?

 

1. Nguyên nhân:

 

Sự phát triển của mạng xã hội và các thiết bị công nghệ cao là nguyên nhân gây bệnh nhút nhát ở giới trẻ

 
Khi mạng xã hội hay các thiết bị công nghệ cao phát triển cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ảo hơn đời sống thực. Thay vì đi ra ngoài hít thở khí trời trong lành mát mẻ, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời … thì bạn lại thích chơi game online, lướt mạng xã hội hay lướt web đọc báo …
 
Các đồ dùng thiết bị công nghệ như smartphone, Iphone, Ipad, … ngày càng phát triển giúp bạn có thể kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, tạo điều kiện cho sự kêt nối với thế giới ảo ngoài kia. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho khoảng cách với xã hội ngày càng bị giãn cách ra.

 

nhut nhat

Giới trẻ quá chú tâm vào các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân gây nên sự nhút nhát của giới trẻ.


Việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử mà không ra ngoài thế giới quan sát, trải nghiệm khiến bạn ít va vấp thực trong quá trình giao tiếp, dẫn đến việc thói quen giao tiếp dần bị loại bỏ, không còn khả năng linh hoạt để ứng xử và nói năng nữa và trở nên nhút nhát hơn, thụ động khi nói chuyên mặt đối mặt.
 

Sự thay đổi về môi trường sống

 
Điều này thường xảy ra khi các bạn chuyển trường, chuyển lớp, … và việc thay đổi môi trường sống và học tập khiến không ít bạn lo lắng, e sợ vì sự khác biệt vùng miền, văn hóa, … Sự thay đổi môi trường sống khiến bạn phải làm lại từ đầu các mối quan hệ. Trong quá trình hòa nhập, nếu bạn gặp phải những sự cố, tình huống không hay như bị bạn mới bắt nạt, những hiểu lầm không đáng có, … bạn sẽ có xu hướng khép mình hơn và trầm trọng hơn là bị khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, …

 

nhut nhat

Quá trình hòa nhập sau khi thay đổi môi trường sống có thể gây nên xu hướng khép mình hơn và trầm trọng hơn là bị khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, …

 

Sự lầm tưởng về các giá trị sống

 
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nước ta tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa đến từ các nước khác, nhất là qua phim ảnh, các cuộc thi, ca nhạc, … Hình ảnh của các thần tượng ca nhạc hay diễn viên trên các bộ phim sáng chói khiến các bạn bị lầm tưởng về giá trị sống của mình, ngộ nhận về các mặt yếu kém của bản thân và cho rằng mình không có giá trị bản thân, ngoại hình xấu xí, học lực kém cỏi, gia đình có điều kiện khó khăn … Tất cả những điểm này khiến bạn trở nên tự ti về chính bản thân và từ đó không thích giao thiệp.
 
Điều này rất tai hại nhưng vẫn có cách để thay đổi. Khuyên bạn nên đọc những cuốn sách về kỹ năng sống, những hoạt động ngoại khóa như tham gia câu lạc bộ tình nguyện, đồng thời học hỏi kiến thức cho bản thân. Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tích cực hơn với cuộc sống của mình.
 

2. Biện pháp khắc phục:

 

Hãy tập thở đều, nói lớn hơn

 
Điều chỉnh nhịp thở phù hợp, thở sâu, chậm rãi để điều chỉnh giọng nói của bạn. Làm việc này giúp bạn có thể phát biểu một cách ổn định hơn, không bị ngập ngừng do bối rồi trước đám đông nữa.
 
Bạn cũng nên tập cho mình có giọng nói lớn hơn, vì giọng nói nhỏ sẽ chẳng ai nghe bạn nói gì và khiến người khác nghĩ bạn là một người không tự tin.

 

nhut nhat

Điều chỉnh nhịp thở phù hợp giúp bạn có thể phát biểu một cách ổn định hơn, không bị ngập ngừng do bối rồi trước đám đông nữa.
 

Chăm sóc ngoại hình

 

Bạn nên siêng năng tập thể dục để có sức khỏe tốt, có thể cắt một mái tóc phù hợp với khuôn mặt hơn, lựa chọn kiểu trang phục phù hợp với bản thân, … Chẳng cần hào nhoáng hay quá nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chỉnh chu, gọn gàng trong cách ăn mặc sẽ khiến bạn trở nên tự tin rất nhiều đấy.
 

Hãy làm những gì mình thích

 

Tính cách và tâm lý của bạn thường bị ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố bên ngoài. Vì thế bạn nên thư giãn và đôi lúc chiều theo sở thích của mình để có một tâm lý ổn định và tự tin hơn.

 

nhut nhat

Bạn nên thư giãn và đôi lúc chiều theo sở thích của mình như đi du lịch để có một tâm lý ổn định và tự tin hơn.
 

Không ngừng học hỏi

 

Học hỏi để biết được nhiều kiến thức và nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân. Vì thế khi bạn có kiến thức rộng thì người khác sẽ tôn trọng bạn và lòng tin cho chính bản thân bạn được củng cố.

 

Hãy cố gắng hoàn thiện bản thân và tự tin hơn nhé!
 

 

Nguồn: Thuvienkyna

Bài viết cùng loại

Bình luận