Smart thinking - Suy nghĩ thông minh P.1

Suy nghĩ thông minh đòi hỏi bạn phát triển những thói quen thông minh để đạt được kiến thức có chất lượng cao và áp dụng kiến thức của bạn để đạt được mục tiêu của bạn.
 

***



Tâm trí con người được sắp đặt để suy nghĩ càng ít càng tốt. (Ảnh nguồn: Aloola)


Hệ thống nhận thức của con người được thiết kế để không phải suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Có nhiều nhiệm vụ mà bạn thực hiện theo thói quen và bạn không muốn suy nghĩ về nhiệm vụ đó. Những thói quen cho phép bạn chuyển những nhiệm vụ đó thành những lề thói tự động hóa ; do đó bạn có thể tập trung chú ý nhiều hơn đến những thứ quan trọng khác.

Bất cứ khi nào bạn làm 1 việc gì đó theo cùng 1 cách giống nhau trong phần lớn thời gian, bạn sẽ phát triển 1 thói quen để bạn không phải suy nghĩ nhiều về việc đó. Ví dụ, ở nhà, bạn biết vị trí của bàn chải đánh răng. Bạn thực hiện công việc của mình theo cách giống nhau mỗi ngày… Đó là những thói quen thông minh ( Smart habits ).

Bạn không muốn phải suy nghĩ về tất cả những chi tiết về cách thức tiến hành những hoạt động trong ngày. Khi bạn bị buộc phải suy nghĩ về những chi tiết đó, nó sẽ gây căng thẳng và mệt mỏi. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi bạn không phải suy nghĩ cụ thể, chi tiết về cách thức tiến hành những nhiệm vụ lặt vặt và lặp đi lặp lại hằng ngày.

Những thói quen thông minh cho phép bạn tiến hành những hành động mà bạn muốn 1 cách tự động hóa. Những hành vi tự động hóa là những hành động mà bạn không phải suy nghĩ ( về ý thức ) để thực hiện. Bạn có thể có kinh nghiệm về việc mình quên khóa cửa ở nhà. Thường thì, ngay cả khi bạn có cảm giác này thì cửa nhà bạn thực sự đã được khóa rồi. Sự không chắc chắn ( về việc mình đã khóa cửa chưa ) phản ánh rằng bạn có 1 thói quen rời khỏi nhà và khóa cửa là 1 phần của thói quen đó. Bởi vì bạn thực hiện hành động này 1 cách tự động , nên có lẽ bạn không nhớ về việc đã khóa cửa chưa.

Phần lớn thời gian, những thói quen của bạn là những thói quen thông minh. Điều không may là chúng ta thường sử dụng từ “thói quen “ để ám chỉ về những hành vi mà bạn muốn thay đổi. Nếu không có những thói quen, cuộc sống của chúng ta sẽ mệt mỏi khi phải tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản hằng ngày. Những thói quen là 1 phần quan trọng của suy nghĩ thông minh.

 

Công thức của những thói quen thông minh


Yêu cầu phải có 2 thành phần :

- Sự nhất quán giữa 1 hành động và môi trường.

- Tiến hành hoạt động đó lặp đi lặp lại.

Bạn sẽ thiết lập được 1 thói quen nhanh hơn khi môi trường mà bạn tiến hành hoạt động đó là duy nhất. Nhưng khi có nhiều hoạt động khác nhau có thể được tiến hành trong những hoàn cảnh tương tự, thì thói quen sẽ cần nhiều thời gian hơn để hình thành.

1 dấu hiệu của 1 thói quen , đó là bạn sẽ không phải suy nghĩ về quá trình thực hiện hành động đó. Có 1 cách khác mà bạn có thể nói rằng bạn có 1 thói quen, đó là bạn sẽ gặp rắc rối trong những môi trường có sự thay đổi mà môi trường đó không còn hỗ trợ cho thói quen của bạn.

Thúc đẩy chất lượng học tập bằng cách hiểu về những giới hạn của bạn.

Thế giới xung quanh bạn có vô số những sự kiện. Nhưng thế giới nhận thức của bạn thì có giới hạn. Khi bạn chuyển những thông tin về những gì đang xảy ra tong thế giới từ kinh nghiệm ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, thì lượng thông tin đó còn trở nên ít hơn.

Điều quan trọng là cần nhận ra những giới hạn về những gì bạn có thể tri nhận tại 1 thời điểm cũng như những gì bạn có thể chuyển thành trí nhớ. Hiểu được những giới hạn và làm việc với những giới hạn đó là bước đầu tiên để suy nghĩ thông minh hơn.

Tôi gọi những giới hạn đó là vai trò của 3 ( Role of 3) . Khi bạn đang trải nghiệm một số sự kiện ( ví dụ như 1 trận bóng chày ) , sẽ có nhiều sự việc xuất hiện trong môi trường của bạn, nhưng bạn chỉ chú ý được khoảng 3 trong số những sự việc đó tại 1 thời điểm.

Nhà tâm lý học Dan Simons và Dan Levin đã nghiên cứu về câu hỏi : chúng ta thấy và nhớ điều gì trong những hoàn cảnh phức tạp.

 


Cuốn sách suy nghĩ thông minh của tác giả Art Markman (Ảnh nguồn: Amazon)


Những gì bạn nhìn thấy phụ thuộc vào những gì bạn biết.

Vì lần đầu tiên bạn bắt đầu nhìn vào 1 tình huống là bạn cũng đang sử dụng những kiến thức mà bạn có. Nếu bạn đang xem 1 trận đấu bóng chày, làm thế nào bạn biết được chỗ/ vị trí để nhìn ? Nếu bạn chưa bao giờ xem bóng chày trước đây thì mọi thứ đối với bạn có lẽ là 1 đống lộn xộn. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều hoạt động, bởi vì bạn có thể không dự đoán được cái gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nhưng khi bạn học hỏi nhiều về môn bóng chày , bạn học được vị trí nào cần quan sát và những vật thể nào là quan trọng. Bạn càng hiểu về bóng chày thì những kiến thức đó sẽ chỉ cho bạn biết làm thế nào để quan sát 1 trận đấu.

Tầm nhìn của bạn được chỉ dẫn bởi những kiến thức mà bạn có. Và chúng ta sẽ đòi hỏi những thông tin mới có liên quan đến những cách thức mà chúng ta suy nghĩ về sự hoạt động của thế giới.

Những gì bạn biết phụ thuộc vào những gì bạn thấy.

Cách thức mà bạn trải nghiệm điều gì đó mới lạ, cho dù đó là 1 sự kiện hoặc là 1 vấn đề, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi cách thức mà bạn nhìn sự việc trong quá khứ. Thỉnh thoảng khi bạn mắc kẹt trong 1 vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết, nó có thể là do những kinh nghiệm của bạn trước đây với những vấn đề có liên quan đã khiến bạn mô tả vấn đề theo cách sai lầm. Bạn đang nhìn vấn đề và diễn giải nó thông qua tất cả những kinh nghiệm của bạn trước đây.

Bởi vì bạn sử dụng những kiến thức bạn đã biết để diễn giải cho những sự kiện mới, cho nên những điều mới lạ mà bạn có thể học được dễ dàng nhất là những điều có quan hệ với những gì bạn từng gặp trong quá khứ. Kiến thức của bạn không phải là 1 tập hớp của những sự kiện rời rạc. Mà nó là 1 mạng lưới nối kết giữa những thông tin.

Có được những kiến thức có chất lượng cao ( High-quality knowledge ) không chỉ là học những kiến thức rời rạc , mà đó là học mối liên quan giữa những kiến thức. Bởi vì bạn sử dụng trí thông minh của bạn để giúp bản thân hiểu về những tình huống mới, bạn muốn có được những mối quan hệ giữa những kiến thức cho phép bạn mang những thông tin quan trọng xuất hiện trong đầu khi bạn cần sử dụng chúng.

Khi bạn học được những điều mới lạ, bạn sẽ cố gắng kết nối những thông tin mới với bất cứ những gì có trong trí nhớ của bạn.

 

Nguồn: DungBoCuoc

Bài viết cùng loại

Bình luận