Biết thế mạnh loại hình trí thông minh của bạn
Lý thuyết các loại hình trí thông minh của Tiến sĩ Howard Cardner thường được gọi là “Bảy cách học.” Trong những năm gần đây, nhiều loại trí thông minh đã được làm sáng tỏ, chẳng hạn như trí thông minh tự nhiên và trí thông minh sinh tồn.
Bạn cần biết rằng Garder đã phỏng vấn và nghiên cứu về não bộ của hàng trăm người bao gồm cả nạn nhân của chứng đột quỵ, các thần đồng, người tự kỷ và cả những người được gọi là “bác học ngốc.”
Dưới đây là tóm tắt các loại hình trí thông minh của Gardner.
1. Trí thông minh ngôn ngữ:
Những học sinh học tốt nhất bằng cách diễn đạt thành lời hoặc nghe và nhìn từ. Họ đã phát triển tốt các kỹ năng về nói và sự nhạy cảm với âm thanh, ngữ nghĩa và nhịp điệu của lời nói. Người thông minh về ngôn ngữ học rất tốt thông qua việc đọc sách, ghi chú, lắng nghe. Nghề nghiệp thích hợp: nhà văn, luật sư, triết gia, nhà báo, chính trị gia, nhà thơ và giáo viên…
2. Trí thông minh logic:
Những học sinh khám phá ra các mô hình, cách phân loại và các mối quan hệ bằng cách chủ động tương tác một cách có kiểm soát và có trật tự. Họ có khả năng suy nghĩ về khái niệm và tính trừu tượng, và có thể phân biệt các mẫu hình có tính logic và tính chất số học tốt. Khả năng này rất tương đồng với khái niệm chỉ số thông minh, IQ. Những nghề thích hợp: Bác sỹ, kỹ sư, nhà toán học, nghiên cứu khoa học.
3. Trí thông minh về không gian:
Những học sinh suy nghĩ trong hình ảnh và các bức tranh. Họ dành thời gian để vẽ, thiết kế hoặc đơn giản chỉ là mơ mộng. Họ có thể hình dung được một cách chính xác và trừu tượng. Nghề nghiệp thích hợp cho họ là nhà tạo mẫu, thiết kế mỹ thuật, kiến trúc sư và kỹ sư.
4. Trí thông minh về vận động:
Những học sinh giao tiếp rất hiệu quả thông qua cử chỉ và các hình thức khác của ngôn ngữ cơ thể. Họ cần các cơ hội để học bằng cách vận động hoặc hành động để biểu hiện ra ngoài. Họ có thể kiểm soát sự chuyển động của cơ thể và xử lý chúng một cách khéo léo. Họ cũng rất giỏi trong các môn thể thao, khéo léo, dẻo dai trong vận động tay chân. Nghề nghiệp phù hợp là diễn viên, vận động viên, bác sỹ phẫu thuật, sĩ quan quân đội.
5. Trí thông minh âm nhạc:
Những học sinh có những phản ứng với âm nhạc, cả âm thanh của nhạc cụ và âm thanh của môi trường, và các mẫu nhịp điệu, giai điệu, cao độ và âm sắc. Những người này có khả năng tiếp thu kiến thức tốt bằng việc lắng nghe giáo viên giảng bài. Nghề nghiệp phù hợp nhất là ca sỹ, soạn nhạc, bán hàng, thiết kế nhạc cụ, nhà hùng biện.
6. Trí thông minh giao tiếp:
Những học sinh hiểu mọi người. Họ tổ chức, giao tiếp và hòa giải. Họ có thể phát hiện và phản ứng thích hợp với cảm xúc, động lực và mong muốn của người khác. Họ thông thường học rất tốt thông qua thảo luận nhóm hoặc tranh luận. Nghề nghiệp thích hợp là bán hàng, chính trị gia, quản lý, giáo viên và nững nhà hoạt động xã hội.
7. Trí thông minh nội tâm:
Những học sinh có một nhận thức sâu sắc về cảm xúc nội tâm, ước mơ, ý tưởng và mong muốn của họ. Họ đang hòa trong giai điệu với các giá trị, niềm tin và quá trình tư duy. Những người có khả năng thông minh này thường là hướng nội, thích làm việc một mình. Người thông minh về nội tâm có thể phát triển khả năng nhận thức bản thân sâu sắc bằng cách viết nhật ký.
8. Trí thông minh thiên nhiên:
Những học sinh có khả năng nhận biết và phân loại thực vật, động vật, và các loài khác trong tự nhiên.
9. Trí thông minh về sự tồn tại:
Những học sinh có khả năng thảo luận chuyên sâu các câu hỏi về sự tồn tại của loài người, như ý nghĩa của cuộc sống, vì sao chúng ta chết, và chúng ta ở đây bằng cách nào.
Phân biệt 9 loại trí thông minh của tiến sỹ Howard Gardner (Ảnh nguồn: DKN)
Trắc nghiệm nhanh
Đọc và trả lời nhanh các câu hỏi (Không suy nghĩ quá lâu khi trả lời, 10 giây cho một câu hỏi )
Câu đúng với bản thân: 1 điểm
Câu sai với bản thân : 0 điểm
Câu chưa có phương án chắc chắn (có phần đúng, có phần sai) : 0,5 điểm
Tổng kết điểm của mỗi loại trí thông minh, 3 loại trí thông minh có kết quả cao nhất chính là 3 loại trí thông minh nổi trội nhất của bạn.
1. Ngôn ngữ
– Thích các trò chơi về từ ngữ, tạo tiếng lóng, từ láy, làm thơ
– Đọc tất cả mọi thứ có thể kiếm được từ sách báo, tạp chí, và quảng cáo cũng như nhãn hiệu hàng hóa.
– Cảm thấy dễ dàng bộc lộ suy nghĩ của bản thân thông qua nói chuyện cũng như viết lách. Cảm thấy mình là người giỏi kể chuyện hoặc viết văn giỏi.
– Thường minh họa trong những đối thoại của mình bằng việc dẫn chứng tới những thứ bạn đã đọc hoặc đã nghe thấy
– Bạn thích chơi ô chữ, đoán chữ, cũng như những câu đố về chữ nghĩa
– Mọi người thường hỏi bạn về ngữ nghĩa bạn vừa dùng
– Trong trường bạn thích nhất các môn như văn, lịch sử và các môn xã hội
– Bạn thường chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận hoặc cãi vã
– Bạn thích nói chuyện để giải quyết vấn đề, giải thích cho những giải pháp cũng như đặt nhiều câu hỏi
– Bạn cảm thấy dễ dàng tiếp nhận thông tin từ radio cũng như từ các loại băng đĩa
2. Logic:
– Bạn thích làm việc với những con số và tính nhẩm rất tốt
– Bạn có nhiều hứng thú với các tiến bộ khoa học mới nhất
– Bạn cảm thấy dễ dàng làm các bản cân đối thu chi cá nhân và gia đình
– Bạn thích lên kế hoạch đi du lịch cho gia đình hoặc kế hoạch công tác
– Bạn thích thú với những thức thách của các trò chơi trí tuệ hoặc toán đố cần nhiều suy nghĩ logic
– Bạn thường là người tìm ra các điểm vô lý trong những việc người nói hoặc làm
– Toán và các môn tự nhiên là những môn học yêu thích của bạn trong trường
– Bạn có thể tìm ra những ví dụ cụ thể để chứng minh cho những quan điểm của mình
– Bạn chọn phương pháp có hệ thống và cẩn thận khi giải quyết vấn đề
– Bạn cần phải phân loại, sắp xếp cẩn thận mọi thứ để có thể hiểu rõ mối liên hệ giữa chúng
3. Không gian
– Bạn thường hiểu và trân trọng các môn nghệ thuật
– Bạn thường ghi nhận những sự kiện quan trọng bằng máy chụp hình và máy quay phim
– Bạn thường vẽ vời khi phải ghi chép hoặc suy nghĩ
– Bạn không gặp vấn đề trong việc xem bản đồ và định hướng
– Bạn thích chơi các game về hình ảnh như ghép hình và mê cung
– Bạn khá thành thạo trong việc tháo rời từng bộ phận ra và ráp lại
– Bạn có thể tưởng tượng một vật như thế nào ở nhiều góc độ khác nhau
– Bạn thường chia sẻ quan điểm của mình bằng sơ đồ hoặc hình ảnh
– Bạn thích đọc những tài liệu có hình ảnh minh họa
– Bạn có năng khiếu về vẽ, yêu thích vẽ
4. Vận động:
– Bạn tham gia thể thao hoặc tham gia biểu diễn múa thể dục, võ hoặc những môn tương tự
– Bạn có xu hướng tự tay thực hiện những việc thủ công lắp ráp
– Bạn thích suy nghĩ những vấn đề khi đang chạy hoặc đi bộ
– Bạn không ngại nhảy trước một đám đông
– Bạn thích những trò chơi mạo hiểm tại các hội chợ/ trung tâm vui chơi giải trí
– Bạn phải bắt tay vào làm một cái gì đó để thực sự hiểu nó
– Môn học thích thú nhất tại trường của bạn là môn thể dục & thủ công kỹ thuật
– Bạn sử dụng các cử chỉ tay chân và cơ thể để diễn đạt suy nghĩ của mình
– Bạn thích chơi những trò chơi nghịch ngợm và phá bĩnh với trẻ con
– Bạn cần phải học qua thực hành thay vì đọc hoặc xem video hướng dẫn
5. Âm nhạc
– Bạn có thể chơi một nhạc cụ
– Bạn có thể hát chính xác tông nhạc
– Thông thường, bạn có thể nhớ được một giai điệu chỉ sau một vài lần nghe
– Bạn thường nghe nhạc ở nhà
– Bạn thường hay gõ nhịp theo điệu nhạc
– Bạn có thể phân biệt được âm điệu của những nhạc cụ khác nhau
– Nhạc phim hay những khúc nhạc của quảng cáo thường xuất hiện trong đầu bạn
– Bạn không tưởng tượng nổi cuộc sống sẽ ra sao nếu không có âm nhạc
– Bạn thường hay huýt sao hay nhẩm theo một giai điệu
– Bạn thích có nhạc khi đang làm việc
6. Giao tiếp (Tương tác cá nhân)
– Bạn thích làm việc với những người khác trong một nhóm
– Bạn rất tự hào khi là người cố vấn giúp đỡ cho những người khác
– Mọi người hay tìm đến bạn để xin lời khuyên
– Bạn thích các môn thể thao đồng đội hơn là những môn thể thao cá nhân
– Bạn thích trò chơi có sự tham gia của nhiều người như cờ tỷ phú, cá ngựa
– Bạn là một người thích giao tiếp. bạn thích tham dự một bữa tiệc hơn là ở nhà xem ti vi một mình
– Bạn không ngần ngại thể hiện sự lãnh đạo, chỉ mọi người làm thế nào để hoàn thành công việc
– Bạn có nhiều người bạn rất thân
– Bạn giao tiếp tốt với nhiều người và có thể hòa giải được những mối tranh chấp
– Bạn chia sẻ những vấn đề khó khăn với mọi người hơn là cố tự giải quyết chúng
7. Nội tâm
– Bạn viết một cuốn nhật ký hay blog để ghi lại những suy nghĩ của mình
– Bạn thường dành những thời gian yên tĩnh suy nghĩ những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mình
– Bạn thường đặt mục tiêu cho mình bạn biết mình sẽ đi đâu
– Bạn là một người suy nghĩ độc lập, bạn hiểu những suy nghĩ trong đầu mình và tự ra các quyết định cho bản thân
– Bạn có những sở thích rất riêng mà không chia sẻ cho những người khác
– Bạn thích tự mình đi câu cá hay léo núi, bạn thấy thoải mái khi ở một mình
– Một kỳ nghỉ lý tưởng của bạn là một túp lều nhỏ trên đỉnh núi thay vì ở một khách sạn 5 sao với đông người
– Bạn hiểu một cách thực tế những điểm mạnh và điểm yếu của mình
– Bạn tham gia những khóa học phát triển bản thân hoặc đã trải qua những đợt tư vấn để hiểu rõ bản thân hơn.
– Bạn làm việc cho chính mình hoặc rất tập trung suy ngẫm khi làm những việc của bản thân
Mỗi người có trí thông minh khác nhau do sự phân bố khác nhau từ bên trong não bộ (Ảnh nguồn: Fotolia)
Ứng dụng
Theo TS Gardner, tất cả mọi người đều có đầy đủ các loại trí thông minh trên nhưng tỷ trọng trong mỗi loại là khác nhau. Bạn có thể tăng cường, cải thiện và nâng cao mỗi loại. Mỗi người có thành phần trí thức khác nhau. Ông tin rằng những trí thông minh này phân bố ở các khu vực khác nhau trong não và có thể khởi tác dụng độc lập hay liên kết lại. Điều này là một quan điểm khá mới mẻ so với quan điểm truyền thống rằng mọi người được sinh ra với một trí thông minh có giới hạn và không thay đổi trong đời người. Nói cách khác, chỉ số IQ của bạn là không đổi.
Cũng xin lưu ý rằng, một số nhà phê bình cho rằng khả năng âm nhạc hay chơi thể thao chỉ là năng khiếu hơn là một loại trí thông minh thực sự. Theo họ, các giáo viên trong lớp học đông đúc và thiếu nhiều nguồn lực đa dạng thì sẽ không thể đáp ứng và thực hiện lý thuyết này.
Trong cuốn sách của tôi “Mẹo hay chọn lọc dành cho phụ huynh và giáo viên ” có một bản khảo sát các loại hình trí thông minh mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện – phụ huynh, giáo viên và học sinh. Họ có thể nhanh chóng hoàn thành và xem kết quả để xác định mình có năng lực và sức mạnh trong lĩnh vực nào.
Bạn cũng có thể vào các trang web có công cụ tương tự để hiểu trí thông minh mạnh nhất của mình. Học sinh thường thích thú khi giáo viên kể câu chuyện của chính bản thân, do đó qua bài kiểm tra này, giáo viên có thể chia sẻ thế mạnh của mình và kết nối với học sinh tốt hơn. Những người ủng hộ lý thuyết “các loại hình trí thông minh” tin rằng điều này có thể thúc đẩy việc học và giải quyết các vấn đề của học sinh.
Giáo viên có thể thiết kế các hoạt động học tập quanh một hay nhiều chủ đề để giúp học sinh thể hiện sự hiểu biết theo nhiều cách, từ đó ghi nhận các giá trị riêng của các em.
Học sinh có thể bồi đắp thêm thế mạnh của mình, thể hiện và chia sẻ thế mạnh của họ và thậm chí trở thành một “chuyên gia”. Hãy suy nghĩ điều này có thể giúp họ biết trân trọng bản thân mình như thế nào! Các chuyên gia nói rằng khi bạn “dạy để hiểu,” học sinh sẽ tích lũy được những kinh nghiệm học tập tích cực và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Theo một số giáo viên, những học sinh có kết quả thi kém có thể có hứng thú với học tập kết hợp các hoạt động nghệ thuật, thể thao, và âm nhạc, như vậy học tập dựa trên cơ sở nhu cầu, yêu thích và tài năng của học sinh. Học sinh thích tiếp cận kiến thức từ các góc độ khác nhau. Ví dụ: Về chủ đề “Cát là gì“ có các khía cạnh về khoa học, thi ca, nghệ thuật, âm nhạc và địa điểm địa lý để nhập đề cho học sinh.
Theo tiến sĩ Gardner, khi học sinh bắt đầu hiểu ra họ thông minh như thế nào, họ sẽ bắt đầu quản lý việc học hành và các thế mạnh của mình. Các thế mạnh này có thể được nuôi dưỡng và củng cố, hoặc thậm chí bị bỏ qua và bị suy yếu, nhưng ông tin rằng mỗi cá nhân đều có chín loại hình thông minh. Cần lưu ý rằng các loại hình trí thông minh không nhằm để dán nhãn cho học sinh. “Sẽ có ích khi giáo viên hiểu được sự thông minh của học sinh bao hàm những gì và ở mức độ nào.” Lý thuyết này giúp tạo ra các cơ hội cho học sinh và củng cố thế mạnh của các em.
Pat Kozyra là tác giả của cuốn sách “Những mẹo hay chọn lọc cho phụ huynh và giáo viên” (Tips and Tidbits For Parents and Teachers). Cuốn sách có bán trên trang Amazon.com, Barnes and Noble.com, rất được yêu thích ở các cửa hàng cho trẻ em ở Hồng Kông. Nếu các bậc phụ huynh hoặc giáo viên muốn hỏi tư vấn về vấn đề giảng dạy hoặc các vấn đề trong việc làm cha mẹ, hãy viết thư tới patkozy@hotmail.com.
Nguồn: DKN
Bài viết cùng loại
- Bốn bài học về sự sáng tạo
- 20 điều người sáng tạo nào cũng có P2
- 20 điều người sáng tạo nào cũng có P1
- 10 cách nuôi dạy con thông minh từ nhỏ P2
- 10 cách nuôi dạy con thông minh từ nhỏ P1
- Thói quen giúp bạn thông minh hơn mỗi ngày
- Hiểu biết về định kiến
- 25 thói quen cần thiết để nâng cao trí thông minh (Kỳ 2)
- 25 thói quen cần thiết để nâng cao trí thông minh (Kỳ 1)
- Ba chìa khóa cho những ai muốn khai mở óc sáng tạo tư duy P.2