6 bước xây dựng thói quen tốt và cải thiện cuộc sống

Hành động tạo ra thói quen. Thói quen tạo ra giá trị và giá trị tạo nên vận mệnh.

Có thể nói rằng xây dựng thói quen tốt là một trong những việc ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống con người. Bạn có thể không tin nhưng 16 triệu ca tử vong mỗi năm sẽ được giảm đi nếu mỗi người chịu xây dựng cho mình một thói quen tốt? Dẫu biết việc này không dễ chút nào. Dưới đây là phương pháp giúp bạn đạt được điều đó:

 

1. Sẵn sàng thay đổi.

Theo như lý thuyết của James O.Prochaska về sự thay đổi các hành vi con người, có 6 cấp độ để một thói quen đi vào hoạt động thực sự:

  • Dửng dưng: Ở cấp này, con người không có ý định thực hiện điều gì trong tương lai gần (6 tháng), và cũng không có nhu cầu thay đổi.

  • Dự định: Lúc này người ta bắt đầu manh nha ý tưởng xây dựng thói quen tốt và sẽ bắt đầu trong vòng 6 tháng.

  • Chuẩn bị: Họ sẽ chuẩn bị để thực hiện nó, trong vòng 30 ngày đổ lại.

  • Hành động: Những người ở mức này đã hành động để thay đổi, trong khoảng thời gian 6 tháng.

  • Duy trì: Họ qua được mốc 6 tháng và đã bắt đầu thay đổi.

  • Kết thúc: Thói quen mới được hình thành và khó thay đổi trở về cũ.

Nếu bạn nhảy luôn vào bước Hành động trong khi chưa thực sự sẵn sàng, thì khả năng cao là mọi thứ sẽ đứt giữa chừng. Để vượt qua các giai đoạn ban đầu, bạn cần:

  • Ý thức được lợi ích lớn hơn nhiều so với khó khăn bạn gặp phải.

  • Tự tin rằng mình sẽ duy trì thói quen trong những trường hợp tưởng như phải từ bỏ.


    thói quen tốt
    Thói quen tốt (Nguồn: nhadautu)

2. Có tầm nhìn lớn trong cuộc sống.

Hãy chắc chắn rằng thói quen bạn đang xây dựng sẽ phù hợp với giá trị con người và tầm nhìn dài hạn trong cuộc sống mà bạn có. Nếu mọi thứ không có ý nghĩa gì với nhau thì sẽ rất khó để gắn kết chúng thành một khối.
Trước khi bắt đầu, hãy đào sâu vào bên trong con người mình và hiểu được ham muốn của bản thân và cả sự sẵn sàng cho những thay đổi. Nếu bạn có mong muốn ăn uống lành mạnh hoặc tập thể thao, tầm nhìn dài hạn của bạn cho những việc này là gì? Có thể là bạn sẽ có một sức khỏe tốt hơn, thân hình cân đối và tinh thần vui vẻ,…

3. Khởi đầu chậm nhưng chắc.

Khi nghĩ đến việc thay đổi cuộc sống của mình, hầu hết chúng ta đều muốn thay đổi tất cả cùng một lúc, nhưng đáng buồn là cách này rất hiếm khi hiệu quả. Bạn không thể chịu được áp lực và sẽ trở nên quá tải một thời gian ngắn sau đó. Rất có thể đó là lý do bạn từ bỏ việc thay đổi bản thân mình, bởi lẽ nó không phải việc một sớm một chiều mà xong được.
Hãy tự trả lời những câu hỏi này nếu bạn muốn rõ ràng hơn: Khi nào mình làm việc đó? Tại nơi nào? Làm ra sao? Cùng với ai? ...

4. Thiết lập mục tiêu.

Nếu những gì bạn mong muốn thay đổi vẫn còn quá mơ hồ, sẽ khó mà có thể thành công được. Nếu đang trong trường hợp này tôi khuyên bạn nên thay đổi cách đặt mục tiêu của mình rõ ràng hơn bằng công cụ S.M.A.R.T: Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Thực tế và Ràng buộc thời gian. Một mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được là như thế nào? Thay “uống thêm nước” bằng “uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày“, thay “học từ vựng hàng ngày” bằng “học 50 từ mới mỗi ngày“. Trong trường hợp của bạn, hãy đưa ra chỉ số rõ ràng cho mình làm, nó sẽ ràng buộc bạn thực hiện hiệu quả hơn.

5. Theo dõi tiến độ của bạn.

Việc ghi chép và theo dõi kế hoạch tạo động lực thôi thúc bản thân. Khi mà bạn hiểu bản thân tốt hơn, việc thay đổi cũng dễ hơn. Theo dõi tiến bộ của bạn theo một cách khoa học và bài bản, đừng chỉ ghi nhớ tạm bợ trong đầu. Đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn, bằng không đừng làm ! Sử dụng các phần mềm như Excel, giấy viết, một số app,…sẽ giúp công việc này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

6. Phân tích tiến bộ và điều chỉnh cho phù hợp.

Ai cũng sẽ có những lúc bế tắc và khó khăn. Bạn cũng vậy, khi cảm giác mọi thứ không theo ý muốn. Đừng tự phê phán bản thân vì để chuyện xảy ra như vậy. Hãy linh hoạt, hãy hạ thấp tiêu chuẩn cho vừa tầm và thói quen bạn đang thực hiện sẽ tạo động lực giúp bạn gượng dậy. Xây dựng thói quen tốt. Hoặc nếu bạn cảm thấy các thử thách quá dễ dàng. Đừng ngần ngại ngồi xuống xem xét mọi thứ. Thậm chí bạn có thể cho thêm những kế hoạch mới thử thách hơn vào. Và tổng kết và đánh giá tiến bộ của bạn mỗi tháng một lần.

Thành Rome không được xây trong một ngàyXây dựng một thói quen tốt chắc chắn đòi hỏi thời gian và nỗ lực, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Xin hãy luôn vững lòng và tiếp tục. Bởi vì nếu bạn bỏ cuộc, bạn sẽ phí hoài cuộc sống của mình vào những công việc, thói quen vô bổ. 

>> Thói quen giúp bạn thông minh hơn mỗi ngày
>> Các cách đơn giản để cân bằng cuộc sống

 

Nguồn: toisong

Bài viết cùng loại

Bình luận