5 bí quyết giúp tập trung suy nghĩ
Có phải đa số chúng ta trong xã hội hiện nay đa phần luôn cảm thấy không thể tập trung suy nghĩ cho một việc nào đó?
Những lời khuyên dưới đây không có liên hệ gì nhiều với những gì mà các nhà tâm lý học khám phá về cách hoạt động của não bộ con người.Nhiều thứ mà chúng ta cho rằng mình nên làm để giúp giữ tập trung thật ra lại đi ngược với nguyên tắc hoạt động tự nhiên của não bộ chúng ta.
Do đó, chúng ta có thể học hỏi điều gì từ khoa học tập trung để làm việc được nhiều hơn, và liệu có điều nào trong số những lời khuyên thường gặp thật sự có hiệu quả?
1. Hãy cứ để đầu óc lan man
Các nhà tâm lý nhận ra rằng chúng ta dành rất nhiều thời gian suy nghĩ vẩn vơ. Điều này khiến cho các nhà tâm lý học nghĩ rằng việc suy nghĩ vẩn vơ không phải là lỗi hoạt động của não bộ mà chính là một phần quan trọng để giúp đầu óc chúng ta hoạt động tốt.
Những ai hay nghĩ vẩn vơ và ý thức được rằng việc nghĩ vẩn vơ đó không gây ảnh hưởng gì thì ít bị tác hại hơn những người cố giữ cho đầu óc không nghĩ quanh quẩn. Điều này có nghĩa là cứ để cho đầu óc luôn thoải mái tự do sẽ có nhiều lợi ích cho chúng ta.
2. Giết thời gian
Các đoạn phim hài hước luôn được coi là một trong điều dễ gây xao nhãng nhất đối với những người làm việc một cách xuề xòa, tuy nhiên một số nhà tâm lý lại cho rằng thật ra những hình ảnh như vậy mới giúp chúng ta có trạng thái tâm lý tốt để tiếp tục công việc.
Theo một nghiên cứu thì một trong những cách tốt để tăng cường sức mạnh ý chí là cười thoải mái. Các thí nghiệm cho thấy những người vừa xem một đoạn phim hài hước thường tập trung suy nghĩ tốt hơn và lâu hơn để hoàn thành một câu hỏi khó hơn là những người xem một đoạn phim thư giãn nhưng không vui.
3. Lọc bỏ các vấn đề dễ gây xao lãng
Bí quyết giúp tập trung mà bạn và mọi người vẫn hay thực hiện là loại bỏ mọi tác nhân gây xao nhãng bên ngoài, đúng không? Tuy nhiên, theo một lý thuyết về sự chú tâm thì lại hoàn toàn ngược lại. Nilli Lavie, một nhà tâm lý học tại University College London, đưa ra một lý thuyết gọi là "Lý thuyết tiếp nhận" vào năm 1995.
Theo lý thuyết này thì có giới hạn trong việc đầu óc chúng ta tại mỗi thời điểm nhất định chỉ có thể tiếp nhận và xử lý được một lượng thông tin nhất định từ thế giới bên ngoài. Một khi mọi chỗ trống đó đã được lấp đầy thì hệ thống chú tâm của não bộ sẽ bắt đầu hoạt động để quyết định tập trung vào điều gì.
Các thí nghiệm của Lavie cho thấy sẽ tốt hơn nếu chúng ta làm việc ở những nơi bừa bộn và hỗn loạn. Điều này đúng là vì một khi tất cả các khoảng trống tiếp nhận đã được lấp đầy thì não bộ sẽ tập trung toàn bộ năng lượng vào công việc quan trọng nhất. Khi đó thì mọi sự xao nhãng sẽ bị loại trừ.
Nơi làm việc bừa bộn (Nguồn: Tramdoc)
4. Ngưng làm việc
Nếu không thể áp dụng được các phương pháp này thì nghỉ ngơi một chút có lẽ là việc mà bạn có thể làm được tốt nhất. Vấn đề còn lại cần phải xác định là khi nào thì cần nghỉ ngơi, cần nghỉ trong bao lâu, và ta nên làm gì vào thời gian đó.
Tập thể dục cũng là một gợi ý tuyệt vời để thư giãn và giúp khởi động lại não để quay trở lại nhịp độ công việc tốt hơn. Thiền cũng là một cách. Nếu tất cả những điều này nghe có vẻ khó thực hiện thì tin tốt là một cốc caffeine nhanh gọn có thể giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung trong thời gian ngắn.
Chạy bộ (Nguồn: news.zing)
5. Đừng cố gắng quá mức
Khi phải tập trung vào điều gì đó trong một khoảng thời gian nhất định, thì việc ít tập trung sẽ khiến bạn tập trung suy nghĩ được dài hơn, theo các nghiên cứu của Joe DeGutis và Mike Esterman từ phòng nghiên cứu Boston Attention and Learning Lab tại Massachusetts.
Các thử nghiệm của họ cho thấy rằng phương pháp thành công nhất để tập trung suy nghĩ được tốt là hãy thật chú ý vào vấn đề trong một khoảng thời gian, sau đó có đợt nghỉ chút ít, rồi lại quay trở về tập trung suy nghĩ. Những ai cố tập trung liên tục trong một thời gian dài thường sẽ mắc nhiều lỗi hơn so với những người áp dụng cách này.
>> LÀM GÌ ĐỂ TẬP TRUNG VÀO MỤC TIÊU?
>> Rèn luyện ý chí tập trung trong công việc
Nguồn: BBC
Bài viết cùng loại
- Yêu thương cha mẹ nhiều hơn
- Phương pháp luyện tập để có giọng nói hay
- 20 điều bạn nên thực hiện trước khi quá muộn
- Những việc phải làm khi cuộc sống của bạn trở nên rối loạn
- Người khóc nhiều có tinh thần mạnh mẽ hơn
- 7 cách để trau dồi khả năng học hỏi
- Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
- Viết ra những ý tưởng có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn
- Học cách từ chối người khác
- Xây dựng thói quen học tập