Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung

Mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn khi bạn bệnh hoặc cảm thấy mệt. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, đầu óc chắc chắn không thể tập trung.

Không đủ tiêu chuẩn về thể chất

Cơ thể con người được tạo ra để vận động, nhưng phần lớn chúng ta hướng đến phong cách sống ngồi nhiều một chỗ. Việc không tập thể dục đầy đủ cũng là một lí do phổ biến dẫn đến sự nhanh chóng mất tập trung. Tập thể dục giúp cơ thể bạn điều chỉnh lượng hooc-môn và quá trình sản xuất insulin. Nó cũng làm giảm bớt các triệu chứng suy nhược và lo âu. Một nghiên cứu ở Anh nhận ra rằng người ta thường làm việc tốt hơn vào những ngày họ đã tập thể dục:
 

nghien cuu o Anh

Nghiên cứu ở Anh về việc tập thể dục
 

Bạn ăn và uống gì cũng đóng vai trò then chốt vào khả năng giải quyết công việc của bạn. Bắt đầu từ việc duy trì quá trình thủy hợp một cách phù hợp. Khoảng 60% cơ thể của bạn là nước. Nếu cơ thể bị khử nước, bạn sẽ cảm thấy uể oải, và đầu óc cũng sẽ không thể làm việc tốt.

Rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể hủy hoại bất kể điều gì bạn đang làm. Một hệ thống tiêu hóa bị rối loạn không chỉ khiến bạn không thoải mái, nó còn ngăn cản bạn sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Tức là thậm chí dù bạn có đang ăn thật ngon miệng nhưng bạn không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào có ích cho sự tập trung.
 
Ví dụ, vitamin B cần thiết cho hệ tiêu hóa và chúng sẽ biến mất nhanh chóng khi chúng ta bị căng thẳng. Sự thiếu hụt vitamin B gần như chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy đầu óc mơ hồ.

Một bộ óc giàu xúc cảm

Bạn biết rằng rất khó để tập trung khi bạn đang lo lắng về những việc khác. Hệ viền, tâm điểm cho tất cả những cảm xúc và kí ức của bạn, gắn kết cảm xúc với mọi thứ. Dựa trên một nghiên cứu đứng đầu bởi Giáo sư Quản trị của Đại học Bond - Cynthia Fisher, có nhiều cảm xúc phổ biến sẽ ảnh hưởng đến cách bạn làm việc:
 

Cảm xúc tiêu cực và tích cực
 

Cách bạn cảm nhận về công việc có thể phá hủy năng suất và sự tập trung của bạn nếu bạn có một góc nhìn tiêu cực. Việc bỏ thời gian ra để hiểu về chính mình là xứng đáng, để từ đó bạn có thể biết điều gì gây ra những phản ứng cảm xúc và sự mất tập trung của bạn.

Một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm là khiến cho cuộc sống của bạn trở nên tích cực hơn. Khi công việc của bạn tạo ra những cảm xúc tích cực, bạn sẽ hứng thú hơn với điều bạn đang làm, và việc duy trì một công việc cũng trở nên dễ dàng hơn.

Quá nhiều các tác nhân gây xao lãng

Chúng ta rất may mắn khi vây quanh luôn có sẵn nhiều thành tựu công nghệ, nhưng những tiến bộ này chính là một thanh gươm hai lưỡi. Khi bạn làm việc, cuộc gọi, tin nhắn, email, và thông báo từ mạng xã hội trở thành mối đe dọa làm bạn mất tập trung.
 
Một nghiên cứu vào năm 2012 từ Học viện toàn cầu McKinsey chỉ ra rằng người ta dành khoảng 13 giờ hoặc 28% thời gian làm việc trong tuần để quản lý email. Điều đó không thể hiện rằng tất cả thời gian người ta dành cho công nghệ là vô dụng. Nó chỉ thể hiện rằng hầu hết chúng ta có một khoảng thời gian khó khăn trong việc chia tách hộp thư đến và những thông báo để chúng không khiến chúng ta xao lãng các công việc khác. Như đã đề cập, trung bình chúng ta tốn đến 25 phút 26 giây để có thể lấy lại sự tập trung. Những sự xao lãng thật sự rất gây lãng phí.

Đảm đương nhiều công việc cả ngày

Có lẽ bạn nghĩ rằng bạn sẽ có năng suất cao hơn khi đa nhiệm, nhưng chỉ khoảng 2% dân số có thể đảm đương nhiều công việc mà vẫn có hiệu quả. Minh họa của James Clear đã miêu tả tốt nhất sự hoang đường của việc đa nhiệm:
 

su hoang duong cua da nhiem

Sự hoang đường của đa nhiệm
 

Với 98% những người còn lại, họ đảm đương nhiều công việc theo 3 cách khác nhau:

  • Làm hai việc cùng một lúc.

  • Chuyển sang một công việc mới mà chưa hoàn thành công việc ban đầu họ đang làm.

  • Nhanh chóng xoay vòng giữa các công việc, điều này khiến họ lầm tưởng rằng họ là một trong số 2% những người có thể đa nhiệm một cách hiệu quả.
     

Não người không được thiết kế để làm loại công việc xáo trộn nhận thức như vậy. Cuối cùng thứ người ta nhận lại là sự tích tụ đầy khó chịu của việc “chú tâm vào phần còn lại” khi họ chuyển đổi qua lại giữa các công việc.
 
Nếu bạn đã từng bị xao lãng bởi việc cứ nghĩ mãi về thứ gì đó bạn phải làm trong khi đang làm một công việc khác thì tức là bạn đã trải nghiệm ảnh hưởng của việc chú tâm vào phần còn lại. Việc thay đổi liên tục giữa các công việc có thể tiêu tốn của bạn khoảng 40% hoặc 16 giờ làm việc trong tuần. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã tự vứt đi 2 ngày làm việc của mình.

Sự đa nhiệm có thể khiến bạn làm việc như thể bạn giảm mất 10 - 15 điểm trí tuệ. Dù cho bạn có thông minh đến thế nào, đó vẫn là một sự sụt giảm ấn tượng đáng kể. Một nghiên cứu từ Đại học London ví điều này với việc mất hoàn toàn một đêm ngủ.
 
Bạn sẽ phát triển mạnh mẽ nếu có thể học được cách tập trung và dành thời gian cho những công việc đòi hỏi sự tập trung. Nếu muốn đạt năng suất cao hơn, bạn sẽ cần tạo ra khung thời gian mà ở đó không có bất kỳ tác nhân gây xao lãng nào như email.

 

>> Học cách bỏ bớt để tập trung hơn
>> Làm sao để tập trung vào mục tiêu

 

Nguồn: tomo

Bài viết cùng loại

Bình luận