Dấu hiệu nhận biết vua lười chốn công sở

Nếu bạn nhận thấy đồng nghiệp của mình có những dấu hiệu dưới đây, khả năng cao là bạn đang phải làm việc cùng những “con lười” chính hiệu. 
 

1. Luôn luôn kêu ca, phàn nàn


“Công việc vất vả quá”, “quá nhiều việc phải làm”, “Cần phải có thêm nhân lực để giải quyết” … là những câu than vãn thường xuyên được sử dụng. 

Người luôn kêu ca phàn nàn không nhận được nhiều sự tin tưởng nơi công sở

Bản thân việc than vãn cũng đã làm mất rất nhiều thời gian mà đáng ra cần phải được sử dụng để giải quyết các công việc. Chính vì thế, nếu bạn có một đồng nghiệp hay than vãn, hãy nhắc nhở người này nên tiết kiệm thời gian. 

2. Luôn tìm cớ để tránh việc 

Cũng giống như việc than vãn, tìm cớ để trốn tránh công việc cũng là một việc làm vô cùng tốn thời gian. Hơn thế nữa, tránh việc cũng được coi là vô trách nhiệm. 

Tất nhiên, không thể nhắc tới những trường hợp bất khả kháng và những lý do khách quan. Nhưng điều này chỉ xảy ra một vài lần chứ không thể nhiều lần việc viện cớ giúp đỡ tránh việc. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất của một “con lười”. 

3. Bỏ qua công việc 

“Không phải việc gì lớn”, “Không có ích lợi gì” hay “Quá khó để làm công việc này” … Chủ yếu là những câu nói như vậy trước khi nhận một công việc với một người làm biếng. 

4. Luôn chạy đến xin ý kiến lãnh đạo 

Điều này có thể xảy ra với 2 nguyên nhân: Một là người lao động luôn mong chờ “sếp” của mình sẽ giao công việc cụ thể nào đó cho một người khác và chờ đợi công việc đó không được giao tới tay mình. 


 


Sếp không phải là người có thể giải quyết tất cả mọi thứ
 (Ảnh nguồn: BaiHocCuocSong)


Hoặc cũng có thể rằng, người lao động không tự lập và không thể hoàn thành công việc. Nhưng với bất kỳ nguyên nhân nào thì người lao động có tính cách làm việc dựa hoàn toàn vào lãnh đạo cũng không phải là một cá nhân nổi trội. 

Xin ý kiến lãnh đạo chỉ thực sự cần thiết khi một công việc đã vượt quá thẩm quyền của người được giao.  Chính người lao động làm việc tốt nhất khi biết sáng tạo, linh động và ít khi phải xin ý kiến từ “sếp”. 

5. Đặt lợi ích cá nhân lên cao nhất 

Thực sự khó để hạn chế vấn đề này khi ai cũng có những sự ích kỷ trong công việc. “Tôi được gì khi làm việc này” là câu hỏi gần như là khởi đầu trước bất kỳ công việc nào. 

Tuy nhiên, việc đặt lợi ích cá nhân lên trên cần phải được xem xét cả những lợi ích của tập thể. Hoặc đơn giản hơn là người lao động phải biết được rằng lợi ích cá nhân sẽ ở trong dài hạn và lợi ích của tập thể sẽ tới trước. 

6. Người không có động lực 

Không khó để nhận ra những mẫu người như thế này trong mỗi cơ quan. Không có động lực, không có tinh thần làm việc, không sáng tạo … đơn giản là những người này không có mục tiêu phấn đấu và chỉ mong một công việc bình thường. 


 

Thiếu động lực rất khó để làm việc  (Ảnh nguồn: BaiHocCuocSong)


Tất nhiên, không có động lực làm việc thì người đó sẽ không chú tâm vào công việc và giải quyết một cách chậm chạp. 

Đây chính là kiểu người lao động “nguy hiểm” nhất và là những “con lười” ở mức độ cao nhất.

7. Thiếu hụt sự cầu tiến và học hỏi 

Đến một giai đoạn nào đó, những người gắn bó lâu với một công việc sẽ tự cho rằng mình có đầy đủ những kỹ năng, kiến thực làm việc và không mong muốn học hỏi thêm nữa. 

Những người như thế này có thể giải quyết một số công việc khá nhanh nhưng khi mọi thứ đã trở thành một thói quen nhàm chán, họ sẽ không còn hứng thú với công việc và lười biếng hơn. 

 

Theo BaiHocCuocSong

Bài viết cùng loại

Bình luận