Phương pháp giúp bạn trở thành học sinh siêu đẳng

Đọc thông minh


Sách giáo khoa là vật bất ly thân của học sinh khi đi học. Nhưng không nhiều học sinh biết cách đọc sách thông minh, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả nắm bắt thông tin.
Tốc độ đọc của học sinh thường chỉ đạt 200 từ/phút. Trong khi đó Napoleon có thể đọc được 2.000 từ/phút và Balzac đọc tiểu thuyết trăm trang trong vòng 30 phút.

 

học sinh
Đọc sách nhiều chưa chắc đã hiệu quả - Ảnh: media.tinmoi

 

Thế nhưng, các nghiên cứu đã chỉ ra con người có thể đọc được nhanh hơn thế vì mắt và não có khả năng tiếp thu 20.000 từ/phút. Như vậy, con người mới chỉ sử dụng 1% tiềm năng đọc của bản thân.
Theo Adam Khoo thì khoảng 80% sách giáo khoa sử dụng nhiều từ thừa. Lượng thông tin thực mà học sinh cần nắm chỉ nằm trong khoảng 20%, do đó cần có phương pháp đọc nhanh, hiệu quả, giúp ta nắm được vấn đề.
Cụ thể, chúng ta nên đọc theo hàng dọc, mở rộng tầm mắt để trong cùng một khoảng thời gian nhất định sẽ đọc được nhiều. Thêm vào đó, ta nên kết hợp giữa việc đọc với nghe nhạc không lời tốc độ nhanh.

 

học sinh
Đọc sách đúng cách sẽ tạo được niềm vui - Ảnh: hatgiongtamhon


Nhịp điệu nhanh của nhạc sẽ kích thích khả năng của não. Vì khi đó, chúng ta sẽ đọc nhanh để theo kịp tốc độ bản nhạc, gián tiếp làm tăng tốc độ đọc của chúng ta.
Ngoài ra, trong quá trình đọc, nên tập cách đánh dấu từ khóa. Việc này giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ những từ ngữ chủ chốt để có thể hình dung toàn bộ văn bản đã đọc khi ôn lại.

 

Ghi chép siêu đẳng


Bước thứ hai để trở thành học sinh siên đẳng chính là ghi chép thông minh và có hệ thống. Trong trường hợp này, sơ đồ tư duy do Tony Buzan phát minh là một lựa chọn hoàn hảo.
Thống kê cho thấy, 90% các môn học ở trường chỉ giúp học sinh phát triển khả năng ở bán cầu não trái với sở trường là những môn tự nhiên. Vì vậy, những học sinh thiên về bán cầu não phải và giỏi hội họa, văn chương, âm nhạc… thường không được đánh giá cao

 

hoc sinh
Ghi chép là phương pháp tốt để ghi nhớ lâu - Ảnh: static.ybox


Cơ sở của sơ đồ tư duy là tận dụng khả năng của cả hai bán cầu não để giải quyết thực trạng trên. Việc này giúp học sinh kết hợp hình ảnh, màu sắc và logic để ghi chép lại thông tin hệ thống hơn. Phương pháp này giúp học sinh tiết kiệm 60-80% thời gian học thuộc bài trước khi thi.
 

học sinh
Hãy luôn sử dụng sơ đồ tư duy - Ảnh: donghanh.edu


Để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hãy thực hiện những bước sau: đầu tiên hãy xác định chủ đề kiến thức phổ quát nhất. Từ đó, vẽ ra các nhánh nhỏ chính là các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau.
Mỗi nhánh như vậy, hãy sử dụng những từ khóa quan nhằm tạo ra sự logic, liền mạch cũng như sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ.


Bí kíp học đâu nhớ đấy


Theo kỷ lục Guinness, Eran Katz nhớ được 500 con số theo thứ tự sau một lần nghe. Nhưng có những người đọc một trang sách nhiều lần cũng không thể nào ghi nhớ.
Theo chuyên gia ghi nhớ Harry Lorayne, não bộ loại người đều giống nhau về khả năng ghi nhớ, sự khác biệt nằm ở cách thức và phương pháp. Trí nhớ học sinh sẽ càng xuất sắc vì học còn trẻ.

 

hoc sinh
Trí tưởng tượng giúp bạn bay cao bay xa - Ảnh: hellobacsi


Não người được cấu thành từ một triệu triệu nơ-ron thần kinh. Sự liên kết của các nơ-ron là bản chất của ghi nhớ thông tin. Điều đó chứng minh tiềm năng có thể nói là vô hạn của con người. Để ghi nhớ tối đa, hãy vận dụng một số bí kíp sau.
Trí nhớ dễ quen với hình ảnh, vậy nên hãy dùng trí tưởng tượng. Cùng với đó, hãy hình dung một cách chi tiết, cụ thể về màu sắc của từng thứ mà bạn muốn nhớ, bởi màu sắc giúp tăng 50% khả năng ghi nhớ của não bộ.

>> Những lối tư duy giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh nhất

 

Nguồn: kenh14

Bài viết cùng loại

Bình luận