KHÔNG CÒN E NGẠI THUYẾT TRÌNH TRONG 9 BƯỚC (PHẦN 1)

Nhưng không dễ tý nào, bạn cảm thấy bối rối khi đứng giữa đám đông, bạn tê liệt khi nói bài thuyết trình trước nhiều người. Bạn cảm thấy thất vọng và chán nản. Sự thật là, nếu bạn để nỗi sợ đó lấn chiếm tâm trí ngày qua ngày, một lúc nào đó bạn sẽ chẳng thể sửa được hóa thạch đó. Tôi tin rằng những lưu ý sau sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt để qua điều này.


1. Tìm ra nguồn gốc nỗi sợ

Mặc dù biết là bạn sợ nói chuyện trước đám đông, nhưng nỗi sợ đó cũng có thể bắt nguồn từ nhiều thứ. Có thể bạn sợ không biết nói về chủ đề gì, bạn sợ nói sai, bạn sợ người khác không đồng tình với ý kiến mình,… Có rất nhiều thứ tạo nên cảm giác sợ hãi trước đám đông, và điều quan trọng là, bạn cần biết đâu là nguyên nhân chính yếu tạo ra nỗi sợ đó.
 
 

2. Đứng vững trên sân khấu

Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất trong quá trình khắc phục nỗi sợ. Đã nhiều lần bạn tự nhủ rằng mình sẽ làm được, bạn chuẩn bị bài thuyết trình rất kĩ, nhưng khi lên trên bục thì mọi thứ trong đầu bạn dường như quên sạch khi nhìn thấy rất nhiều người đang theo dõi bạn. Đây là một trong những nguồn gốc chính yếu nhất mà nhiều người gặp phải. Sợ ánh mắt người khác. Một trong những cách hay nhất để khắc phục là, đừng nhìn vào mắt khán giả.
Tôi biết điều này đi ngược với quy tắc “Giao tiếp mắt” của kĩ năng thuyết trình, nhưng nếu bạn thậm chí không đứng vững hay nhớ nội dung mình cần nói thì việc “giao tiếp mắt” cũng vô dụng. Hãy nhìn vào bức tường sau cùng, tập trung vào một điểm và nói với nó. Điều này cũng không quá tệ khi khán giả bên dưới nghĩ rằng bạn đang tập trung vào nhóm dưới cùng.

 
 

3. Chuẩn bị tốt

Đây là thứ rất cần thiết cho việc thuyết trình của bạn. Nếu như bạn đã đứng vững được trên sân khấu, vượt qua mọi ánh mắt khán giả, thế nhưng nỗi sợ có thể viếng thăm bạn lần nữa nếu như bạn quên những gì cần nói. Hãy tưởng tượng mình đang nói trơn tru bỗng nhiên quên mất 1 đoạn, bạn sẽ bắt gặp cái nhìn của khán giả lần nữa. Nỗi sợ sẽ tăng gấp hai. Vì thế, tôi khuyên rằng bạn phải thuộc những gì cần nói trước khi nghĩ đến chuyện nói sao cho truyền cảm.


4. Luyện tập

Đây là giai đoạn để bạn tỏa sáng trên sân khấu. Nếu như những giai đoạn trước giúp bạn “tồn tại”, thì đây là lúc bạn là ánh dương soi sáng bóng đêm. Một nhà diễn giả giỏi đều luyện tập trước khi nói. Huyền thoại Steve jobs – không phải là thiên tài diễn thuyết như mọi người lầm tưởng - Ông đã phải luyện tập hàng giờ trong vài tuần trước mỗi buổi ra mắt một sản phẩm.
 

Thậm chí ông nhớ từng chi tiết của mỗi slide, kết quả là hoàn hảo khi ông đưa nó đến người khách hàng. Vì thế có một lời khuyên rằng, bạn nên đứng trước gương để luyện tập. Khi đó bạn sẽ thấy toàn bộ cơ thể và nét mặt của mình khi thuyết trình.
phần tiếp theo, nghethuatsong sẽ đưa đến các bạn những bí quyết trong lúc đang thuyết trình như: Cách giữ hơi thở, thư giãn và tương tác khán giả. Hẹn gặp lại các bạn.
Minh Phúc

Bài viết cùng loại

Bình luận