NGHỆ THUẬT LÀM BẠN THÂN VỚI NỖI BUỒN
Trong cuộc sống, đôi khi bạn gặp khó khăn cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có cảm xúc, có suy nghĩ, vì thế chúng ta còn vướng mãi ở chốn trần gian, nơi mà mỗi người còn tham sân si. Tuy nhiên, sau mỗi lần gặp chướng ngại ấy, mỗi người có cách giải quyết nỗi buồn khác nhau. Có người khóc, có người không khóc được mà lại đi du lịch cho khuây khỏa. Có người lại không muốn ra ngoài mà lại nhốt mình vào trong phòng. Dù sao đi nữa, mỗi người có cách đối mặt với nỗi buồn của họ.
Thời gian để khôi phục nỗi buồn cũng khác nhau. Có người nói: ”Tôi cần 3 tháng mới có thể khôi phục hoàn toàn.” Nhưng có người thì:” Em chỉ cần nửa tiếng thôi, sau đó em sẽ lại là chính em.”
Thực ra thời gian đó bạn hoàn toàn có thể “chơi” với nỗi buồn của bạn. Nghe những bài nhạc sầu não vào buổi tối, lầm nhẩm hát theo rồi khóc sướt mướt lên. Hay cố làm mọi thứ bận rộn để không còn nhớ đến cảm xúc buồn bã ấy nữa. Nhưng bạn ơi, hãy cẩn thận chứ đừng buông thả mình quá. Đây là khoảng thời gian mình rất muốn gặm nhắm cảm giác buồn, không muốn thoát ra ngoài, cần một người cảm thông, an ủi và đôi khi là một chút thương hại.
Thời gian để khôi phục nỗi buồn cũng khác nhau. Có người nói: ”Tôi cần 3 tháng mới có thể khôi phục hoàn toàn.” Nhưng có người thì:” Em chỉ cần nửa tiếng thôi, sau đó em sẽ lại là chính em.”
Thực ra thời gian đó bạn hoàn toàn có thể “chơi” với nỗi buồn của bạn. Nghe những bài nhạc sầu não vào buổi tối, lầm nhẩm hát theo rồi khóc sướt mướt lên. Hay cố làm mọi thứ bận rộn để không còn nhớ đến cảm xúc buồn bã ấy nữa. Nhưng bạn ơi, hãy cẩn thận chứ đừng buông thả mình quá. Đây là khoảng thời gian mình rất muốn gặm nhắm cảm giác buồn, không muốn thoát ra ngoài, cần một người cảm thông, an ủi và đôi khi là một chút thương hại.
Tôi có một cô bạn, cũng khá là sướt mướt và ướt át. Mỗi khi cô ấy gặp chuyện buồn là lại gặp bạn thân ngồi kể lể từ sáng đến tối, rồi hôm sau cũng kể đúng câu chuyện ấy mới chết chứ. Khi người này đã chán thì tìm người khác mà than thở. Trời ơi! Tôi nhiều lần nói với cô ấy cần thoát khỏi nỗi buồn này đi. Nhưng cô ta lại không muốn điều đó. Việc làm bạn thân với nỗi buồn có lẽ đã dần dần trở thành thói quen rồi. Không phải là bạn không đối mặt với nó, điều quan trọng ở đây là tuyệt đối không bao giờ được coi nó là bạn mình.
Tôi biết, cảm giác được an ủi lúc buồn rất là "sướng". Cảm giác được thấu hiểu, chở che, yêu thương, và đứng về phía mình là những điều bạn cực kì tha thiết trong giai đoạn này. Nhưng, chẳng nhẽ mình lại cần sự yêu thương "hại" này mãi mãi? Những người thân xung quanh không phải lúc nào cũng ở bên bạn, vì thế hãy học cách tự an ủi, động viên mình đi. Bạn có thể khóc, bạn có thể gào thét khi ở một mình. Điều đó không phải là vấn đề lớn. Hãy tưởng tượng đây là khoảng thời gian bạn đang chìm trong bể nước. Hãy để cơ thể chìm dần đến khi chạm đáy, dùng chân đạp vào đáy hồ để bật cơ thể mình ngoi lên khỏi mặt nước. Bằng không, bạn sẽ mãi lơ lửng trong bể nước, không chạm đáy mà cũng không ngoi lên được.
Người hạnh phúc sống với hiện tại. Vì thế, hãy trở nên mạnh mẽ hơn. Biến nỗi đau thành sức mạnh, biến quá khứ thành trải nghiệm, biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Và quan trọng hơn hết, tạm biệt con người yếu đuối ngày hôm qua đi, trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn và yêu cuộc sống nhiều hơn. Đó là nghệ thuật làm bạn với nỗi buồn.
Minh Phúc
Bài viết cùng loại
- Đứng trên đôi chân của chính mình
- Phụ nữ hiện đại
- Vượt qua nỗi sợ mang tên Body Shaming
- Làm thế nào để phát triển tự nhận thức?
- Tầm quan trọng của tự nhận thức
- Những cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo phần 2
- Những cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo phần 1
- Làm sao để trông tự tin hơn?
- Làm cách nào để chủ động hơn
- 8 thói quen giúp bạn làm việc hiệu quả phần 2